Dự thảo: Vận tốc, chiếc chìa khóa huyền diệu - Phần thứ nhất (Bài 1)

LỜI NÓI ĐẦU

Trước hết, tôi xin nói tôi không phải là một nhà khoa học, mà chỉ là một người thích nghiên cứu khoa học và tài liệu này được viết ra với mục đích là để thuyết trình và còn đang là một dự thảo sự sắp xếp chưa được hoàn chỉnh, tuy nhiên, hy vọng sẽ là “chất xúc tác” cho các cuộc bàn thảo, tranh biện. Rất có lợi cho chúng ta nhất là các nhà khoa học. Hy vọng sự bàn thảo từng Mục… sẽ giúp hoàn chỉnh tốt hơn. Ngoài ra, cũng cần thêm rất nhiều ý kiến giúp đỡ và bổ khuyết.

Khởi đầu, tôi đã rất cố gắng để có thể đưa ra toàn bộ quyển sách, nhưng rồi, dù đã đầy đủ tư tưởng cũng vẫn còn vướng với việc sắp xếp, trình bày! Tôi đành phải “tạm” chia ra làm 2… cũng có thể phải chia làm 3. Nay xin đưa ra quyển thứ nhất, có thể sau đó sẽ tiếp tục đưa ra thêm. Chính vì thế nên mới cần thuyết trình, mong mọi người thông cảm và giúp đỡ.

Thiên niên kỷ 3, kỷ nguyên của khoa học liên hành tinh và vũ trụ phải là kỷ nguyên của vận tốc, cho nên đòi hỏi chúng ta phải chấm dứt lối kiến giải nhị nguyên vì giới hạn của nó. Đã đến lúc chúng ta phải tìm về Kinh điển và Kỳ thư của chúng ta, song song việc học hỏi cách biện chứng của phương Tây, phải phát triển những gì có của phương Đông; có như thế chúng ta mới thoát khỏi sự dẫn đạo theo tinh thần cực đoan và “bất khoan dung” phương Tây.

Mong muốn của người viết không phải là để xuất bản mà là để làm tài liệu bổ túc việc nghiên cứu cho chính những người trẻ Việt Nam, ý nghĩ và mong mỏi này thiết tưởng chẳng phải là quá đáng. Mặt khác, tình hình khoa học hiện nay cũng cho thấy tính chất khô cứng của chuyên nghiệp, việc này đã thể hiện qua những tài liệu về khoa học không chỉ dành riêng cho những chuyên gia mà còn mở rộng ra mọi tầng lớp công chúng đông đảo xem khoa học như một sở thích, một món ăn tinh thần.

Với tinh thần vô tư lợi, mong ước góp phần phục vụ, do đó tôi mong được trình bày trực tiếp, nhất là với giới trẻ ham học hỏi, nghiên cứu khoa học. Vì khả năng giới hạn, không thể phát tán tài liệu rộng rãi, tuy nhiên, tôi sẵn sàng cho mượn để photo tài liệu này.

Nếu được sự giúp đỡ để có được một diễn đàn trình bày, mong các bạn tham dự cố đem theo bất cứ tài liệu khoa học đã được in ấn và phổ biến để đặt câu hỏi như: Albert Einstein của Nguyễn Xuân Xanh; Lược sử thời gian và Vũ trụ trong Vỏ Hạt Dẻ của Stephen W.Hawking; Lượng tử và Hoa Sen của Trịnh Xuân Thuận; Einstein và sự tiến triển của vật lư học hiện đại; Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ của Brian Greene, Những câu chuyện khoa học hiện đại của Phạm Việt Hưng…v.v… Đặc biệt là quyển “Lưới Trời ai dệt” của Nguyễn Tường Bách. Nói tóm lại, tất cả những tài liệu gì liên quan đến lý thuyết tương đối, cơ học lượng tử… nói chung là về nền Tân vật lý (Vật lý học hiện đại) hoặc giả luận bàn về thiên văn vũ trụ.

Lời cuối, xin chớ nên hiểu xem đây là một cuộc thách thức vì những gì tôi muốn gởi gấm là sự phục vụ cho quê hương hoàn toàn vô tư lợi, như sẽ được thấy trong quyển sách này. Rất cần sự giúp đỡ của bất cứ ai và của cả nhà nước – Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam – để có được một diễn đàn với các bạn trẻ Việt Nam yêu thích môn khoa học thiên văn và vũ trụ hay cả những ai đang theo đuổi ngành Vật lý Nguyên tử.

MỤC I - GIỚI THIỆU KINH ĐÔ QUỐC TẾ

“Thật là đặc biệt khi mà khoa học đã bắt đầu bằng sự lưu tâm (lưu ý) đến sự may rủi nơi một canh bạc và điều này đã trở thành một đề tài quan trọng trong kiến thức nhân loại” - Pìerre Simon Laplace -

QUÁ KHỨ GẦN

Nơi tôi sống và tôi chứng kiến là một vùng bán sa mạc ăn thông với bên ngoài bằng ba con xa lộ huyết mạch chính là 15, 93 và 95; một nơi được mệnh danh là: Kinh đô kỹ nghệ cờ bạc quốc tế số 1... Las Vegas.

Phải thật thế bạn ạ! Las Vegas thật xứng với cái tên thủ đô cờ bạc quốc tế mà người ta đã gán cho nó. Las Vegas là một nơi có nhiều Vua nhất và bạn cũng có thể trở thành Vua – trong nhất thời – với cái lối ăn chơi xa xí của các ông Hoàng Ả Rập chịu vung tiền qua cửa sổ, nghĩa là bạn sẵn sàng chấp nhận câu: “Thà một phút huy hoàng rồi lịm tắt còn hơn là le lói suốt năm canh”

Đặc biệt hễ nói đến “tiền” thì chắc chắn không một nơi nào trên địa cầu của chúng ta, chúng ta có thể thấy được nhiều “tiền mặt” như tại đây. Bởi thế, người ta mới ví rằng: Las Vegas là một mỏ tiền nổi. Nếu bạn có đủ bản lãnh và khôn ngoan thì một số đó sẽ thuộc về bạn, bằng không thì tốt nhất bạn chỉ nên lấy mắt mà chiêm ngưỡng, chứ đừng có nổi “máu tham” mà sẽ có nguy cơ bị phá sản. Las Vegas về đêm thì thật không một nơi nào trên thế giới này có thể sánh bằng và chúng ta cũng có thể tạm dùng câu: “Las Vegas là một nơi mà Mặt Trời mọc cả về đêm

Chỉ cần một máy ảnh loại trung bình, bạn có thể chụp được những bức ảnh về đêm đẹp và đầy đủ ánh sáng dù là bạn không dùng đèn Flash.

Las Vegas cũng thực sự là một quốc gia quốc tế vì ở đây bạn có thể được nghe đủ mọi loại ngôn ngữ, được thấy đủ mọi loại màu da và chủng tộc. Đặc biệt về cách kiến trúc cũng mang đủ các sắc thái Đông – Tây.

Là du khách, chắc chắn bạn sẽ bị mê mẩn với cảnh sống nhộn nhịp của Las Vegas về đêm và có thể bạn sẽ nghĩ: Đây đúng là một Thiên đàng nơi hạ giới. Las Vegas có đủ các món ăn chơi... ngoài cờ bạc, rượu chè, trai gái bạn còn được thưởng thức những cuộc trình diễn (Shows) thượng thặng với các tài danh vang lừng khắp thế giới; Đặc biệt mỗi năm một thêm nhiều... mỗi năm một thêm hay và hằng năm đều đổi khác. Làm sao, làm sao tôi có thể kể hết cho được! Tốt nhất là bạn phải đến, phải chứng kiến tận mắt, nghe thấy tận tai và thưởng thức thật tình. Tuy nhiên, tôi cũng xin thưa với bạn trước về kinh nghiệm nơi tôi sống bạn có thể dễ dàng bị vỡ nợ, bạn có thể dễ dàng bị trắng tay nếu như do vì quá đam mê mà không tự kềm chế được chính mình.

Tôi đã được chứng kiến đủ mọi loại thảm cảnh dù những thảm cảnh đó không tang tóc, không đau thương như cuộc chiến đã xảy ra trên quê hương Việt Nam chúng ta trong quá khứ, tuy nhiên cũng đáng buồn và đáng lưu ý. Đó là cảnh tự sát – đánh cướp ngân hàng – thụt két – lường gạt vì thua bạc. Cảnh bán mình tạm bợ và tan nát gia đình vì thua bạc! Nào cả những cảnh thường tình là ngửa tay xin tiền để đổ “xăng” xe, xin một Quarter(1) cho một ly cà phê hoặc nói láo lỡ đường để gán ký một chi phiếu không tiền bảo chứng... v.v... và... v. v... . Ôi thôi! Đủ mọi thứ, đủ mọi cách, đủ mọi chuyện mà hậu quả thì cũng chỉ tại có máu me cờ bạc!

Nói về sự đẹp thì Las Vegas có vẻ đẹp của một kinh đô hoa lệ vào bực nhất; Nói đến sự hưởng thụ, Las Vegas cũng là một nơi hưởng thụ bực nhất. Ngược lại, nếu nói đến sự xấu thì có lẽ Las Vegas cũng lại đứng ở vị trí hàng đầu. Sự tương phản trên cho chúng ta đánh giá được “sự thật” về “cái bản ngã” khuất lấp trong con người, đánh đổ mọi nhận xét, phán đoán vẻ ngoài.

Phải sống trong khổ đau mới biết rằng cuộc đời đầy đau khổ và chỉ khi thấu hiểu được chân lý của cuộc đời thì con người mới đáng được gọi là thành nhân đó bạn ạ. Chứ không thì dù 80 tuổi đi nữa... dại vẫn hoàn dại! Và một khi nói đến “sự dại” thì: “Chẳng có cái dại nào giống cái dại nào hết”

Phải học hỏi bằng kinh nghiệm mà kinh nghiệm là gì? Chẳng qua, đó chỉ là những sự đã qua, những việc đã thấy và đã chứng kiến cũng chính do đó mà quyển sách này được viết thành.

Thời đại này không còn là thời đại mà con người phải nương dựa vào nơi Thần linh hay Định số. Thời đại này cũng không còn là thời đại của biên cương và chủng tộc mà thời đại này là thời đại con người dùng trí thông minh của chính mình để chứng tỏ sự hiện hữu của “Ḿnh” (nó). Muốn sống và muốn tồn tại phải biết tranh đấu: Tranh đấu cho tình thương, cho hạnh phúc, cho sự ấm no và cho cả sự trường tồn của gia đình, xã hội, quốc gia và cộng đồng nhân loại.

Riêng Las Vegas đối với tôi thì thật tuyệt vì chính nơi đây đã giúp tôi phát giác được rằng:

1. Đỏ-đen, may-rủi là không thực có, nghĩa là có quy luật chi phối và gây tạo ra “sự” mà chúng ta gọi là đỏ-đen, là may-rủi(2) trong một canh bạc cũng như trong cuộc đời.

2. Sự tình cờ, ngẫu nhiên mà mọi người thường hay nói đến không phải là bất khả chế ngự, nghĩa là con người có thể khám phá, phát giác và ngay cả chế ngự được “sự” mà người ta thường xem là tình cờ, là ngẫu nhiên(3)

3. Vận tốc 300.000 km/sec mà các nhà khoa học thường xem (gọi) là vận tốc ánh sáng(4), không phải là vận tốc tuyệt đối trên thế gian như họ đã thường nghĩ và tin tưởng qua lý thuyết tương đối hẹp.

4. Chiều thứ tư (Fourth dimension) không phải là chiều “Thời – Không liên kết” hay “chiều” thời gian trong “Liên thể Thời – Không” bốn chiều(5) như quan điểm của các nhà khoa học nền khoa học thế kỷ 20, được gọi là nền Tân vật lý.

Giáo sư Đại học Y Khoa Mỹ Kalman đã nói rằng: “Trên đời này có rất nhiều sự trùng hợp, ngẫu nhiên diễn ra một cách siêu tự nhiên. Nó là kết quả được hình thành bởi sức mạnh vị trí chỉ có điều trình độ khoa học ngày nay chưa thể lý giải được mà thôi”

Và cũng theo giáo sư Kalman: “Những sự kiện ngẫu nhiên kỳ lạ (trên) không thể tính toán bằng lý thuyết xác suất và lại càng không có ai có khả năng tiên đoán được chúng!”

QUÁ KHỨ XA

Trở lại thuở đầu đời khi chưa cắp sách đến trường, tôi đã được chứng kiến hai lần một “sự” được gọi là “hiện tượng” mà hình ảnh của “sự” hay “hiện tượng” này cho đến nay vẫn còn chất chứa rõ ràng trong ký ức của tôi, đó là hiện tượng “Tinh lạc” – tinh tú đi lạc trong không gian – điều mà ngày ấy tôi đã được biết qua câu trả lời của những người lớn. Phải chăng, do bởi cái ký ức sâu đậm đó đã là động lực thúc đẩy tôi khi tôi bước chân vào bậc trung học. Tôi đã say sưa nghiên cứu những tài liệu khoa học liên quan đến “sự” hay “hiện tượng” này, đó là hiện tượng Đĩa bay(6) hay U.F.O.

Tôi cũng đã từng có những câu tự hỏi:

- Phải chăng, đã có những sinh vật có dạng người (humanoid) từ các hành tinh khác trong vũ trụ đã đến viếng thăm địa cầu của chúng ta?

- Phải chăng, loài người chúng ta không bị đơn độc trong cái vũ trụ mênh mông này?

Tôi đã rất háo hức và mong mỏi rồi sẽ có một ngày đẹp trời nào đó – dù là còn rất xa – chúng ta sẽ bắt được liên lạc với những sinh vật có trình độ văn minh hơn loài người chúng ta, khi mà qua sách báo khi ấy người ta hay đề cập đến người Hoả tinh (Martiens).

Ở năm đầu của bực Đại học, tôi đã theo ban khoa học Toán Lý Hoá (M.P.C) vì ham chơi nên thi rớt! Lẽo đẽo nộp đơn tái ghi danh thì cũng đúng lúc bị cuốn hút vào cuộc đấu tranh chống lại sự kỳ thị và đàn áp tôn giáo của chế độ độc tài, độc tôn và gia đình trị Ngô Đình Diệm. Thế rồi bị bắt nhốt! Cuộc đời lận đận, khổ ải lao đao cho đến khi được thả ra, tôi mới chuyển qua ghi danh vào học Luật.

Song song trong thời gian đi học, tôi thường có mặt tại thư viện Chùa Xá Lợi để rồi mới có dịp được học hỏi và suy tư về lĩnh vực Triết học tôn giáo (Triết học trực giác) hay Phật giáo một tôn giáo đã gắn liền vào vận mệnh và đã đổ bao xương máu cho dân tộc ta, trong suốt cả chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của Tiền nhân. Ngoài ra, trong khung cảnh của xã hội Phương Đông, tôi còn được ảnh hưởng của hai ngành học nữa là Khổng học và Lão học hay cũng gọi là Khổng giáo và Lão giáo.

BƯỚC NGOẶT CUỘC ĐỜI

Đến năm 1969 không còn “phép” gì để cưỡng lại luật “tổng động viên” sau biến cố Tết Mậu Thân – 1968 – thế là tôi đã phải khoác vào người bộ quân phục và lên đường.

Ngay khi tàn cuộc chiến vì là người ở bên “thua cuộc”, mặt khác do sợ chết nên tôi phải chạy thoát khỏi quê hương vào năm 1975. Đến Mỹ, nhờ phương tiện của nước họ đầy đủ nên tôi mới có dịp được tiếp xúc và “tự học hỏi” thêm nhiều. Và để rồi sau những năm tháng suy tư, tôi mới phát giác được rằng: Với một vũ trụ theo Tân học thuyết vũ trụ Big Bang có đường kính độ từ 26 đến 30 tỷ năm theo vận tốc ánh sáng chạy và với một “chu kỳ tuổi thọ” độ 82 tỷ năm theo đời sống của nhân thế(7) thực sự đã không làm tôi hài lòng.


CHÚ THÍCH

(1) Quarter = 25 Cent # ¼ dollar Mỹ.

(2) Đỏ-Đen, May-Rủi sẽ không còn khi chúng ta thực hiện được sự vượt vận tốc 300.000 km/sec. Sẽ có dịp nói đến ở sau.

(3) Khi thực hiện được sự vượt vận tốc 300.000 km/sec thì sẽ biết sự gọi là tình cờ hay ngẫu nhiên là không thật có, nghĩa là có quy luật chi phối và gây tạo ra “sự” mà chúng ta gọi là tình cờ, ngẫu nhiên.

(4) Vận tốc 300.000 km/sec không phải là vận tốc ánh sáng. Cũng xin thưa rằng: Bản chất của cái món gọi là ánh sáng không đến cũng chẳng đi. Nói rộng hơn thì cái món mà ta gọi là ánh sáng thực ra chỉ là cảm giác của chúng ta qua đôi mằt mà thôi! Vận tốc 300.000 km/sec thực ra là vận tốc tương tác giữa sự-sự, vật-vật mà chỉ có sinh vật có giác quan mới cảm thụ và chúng ta gọi là ánh sáng. Điều này không “đúng” với thực tại hay chân lý.

(5) Chiều thứ tư: Không phải là thời gian trong “liên thể Thời – Không” có bốn chiều như các khoa học gia của nền Tân vật lý quan niệm.

(6) Đĩa bay hay U.F.O s’ (Unidentified Flying Objects = Những vật thể lạ không xác định được nguồn gốc). Cho đến nay thì “sự” hay “hiện tượng” này vẫn còn là một nghi vấn lớn.

(7) Cuộc sống của nhân thế hay con người trung bình được xem như 100 năm mặc dầu ít có ai vượt được ngưỡng cửa đó.


Tác giả: Nguyễn Tiến Đạt
nguyentiendat406@yahoo.com.vn

Còn nữa

Mục 1 - Giới thiệu kinh đô quốc tế
Mục 2 - Vật lý học hiện đại (tân vật lý)
Mục 3 - Vũ trụ big bang
Mục 4 - Quan niệm bổ sung (Complementarity principle)
Mục 5 - Đỏ, đen có thực hay không?
Mục 6 - Thiên niên lộ (Con đường nghìn năm)

Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video