Đứa trẻ 3 triệu năm tuổi

Các nhà khảo cổ học Ethiopia tìm được di cốt của một bé gái 3 tuổi được gọi là Dikika. Cô bé đã sống và chết trong thời kỳ đầu của sự hình thành loài người trên trái đất. Di cốt của cô bé này chứa đựng rất nhiều manh mối liên quan tới tổ tiên, nguồn gốc của loài người.

Nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu về lịch sử tiến hoá của loài người - Zeresenay Alemseged luôn khoe rằng mình có hai đứa con: một cậu con trai do chính ông sinh ra và đang được chăm sóc trong vòng tay mẹ tại ngôi nhà gỗ ấm cúng ở Addis Ababa, thủ đô Ethiopia. Người còn lại là một bé gái lên ba Dikika, một đứa con đã trải qua 3,3 triệu năm được bao phủ trong lớp sa thạch mà ông và nhóm nghiên cứu của mình đã phát hiện được tại dòng sông Awash của thung lũng Rift, một vùng đất xa xôi hẻo lánh của Ethiopia. Sự kiện này rất có giá trị đối với một nhà nghiên cứu khảo cổ như ông, vì thế ông đã xem Dikika như người con thứ hai của mình. Còn đối với Dikika thì cô bé giống như được sinh ra lần thứ hai vậy.

Bé gái lên ba Dikika sống cách nay 3 triệu năm qua tái tạo lại từ nghiên cứu hộp sọ và di cốt (Ảnh: Nationalgeographic)

Cho đến nay, tất cả các hoá thạch của đứa trẻ cổ đại này có thể gói gọn trong một cái tã của em bé sơ sinh. Những mẫu di cốt mới này không những giúp các nhà khoa học có được bộ xương gần như hoàn chỉnh của trẻ em thời kỳ nguyên thuỷ mà người ta còn cho rằng đây là những mẫu xương tốt nhất của loài vượn người nguyên thuỷ. Cũng đã có một mẫu hoá thạch của một phụ nữ đã 3,2 triệu năm tuổi tốt tương tự vậy (người ta gọi bà ấy là Lucy) được tìm thấy vào năm 1974. Giống như Lucy, Dikika có các ngón tay, bàn chân, và thân mình hoàn chỉnh. Nhưng đặc điểm khá ấn tượng khác nhau giữa hai giống này là Dikika có khuôn mặt hoàn chỉnh hơn.

Vùng đất rộng lớn khô cằn trên đất nước Ethiopia làm nhóm tìm kiếm trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên. (Ảnh: Nationalgeographic)

Tuy bé xíu, cái gói xương ấy chứa đựng các bằng chứng chứng minh cho những bước tiến hoá của loài người. Như chúng ta và tổ tiên của chúng ta đã từng được biết: thuở sơ khai bắt đầu từ rất xa xưa, sự tiến hoá của loài người dựa trên sự phát triển của bộ não mà dấu hiệu đầu tiên là sự thay đổi kích thước lớn dần. Bên ngoài cái vẻ hoàn thiện đó, điều quan trọng của khám phá này là sự tư duy, nó sẽ giải thích được vấn đề làm sao mà loài người nguyên thuỷ có thể sống, trưởng thành và tiến hóa trong một cấu trúc cơ thể còn rất đơn giản.

Hộp sọ và những chiếc xương của Dikika đã được tìm thấy ở Ethiopia.
(Ảnh: Nationalgeographic)

Có một sự trùng hợp thật ngẫu nhiên là những đứa bé không may bị mất đi trong giai đoạn còn bú sữa mẹ đều có tên giống nhau là Dikika, theo tiếng địa phương xa xôi hẻo lánh ở Ethiopia có nghĩa là cái núm vú. Khu vực phát hiện ra Dikika là vùng đất luôn phải chịu những cơn hạn khủng khiếp, những cơn lũ quét tàn bạo, thêm vào đó là căn bệnh sốt rét, và những cuộc đánh nhau giữa các nhóm đối lập. Đương nhiên là không tính đến sự tranh giành của các loài động vật hoang dã như sư tử, linh cẩu hay các vị khách không mời chuyên sống về đêm khác. Trên trái đất, đây là nơi khó khăn nhất trong việc tìm kiếm các mẫu hoá thạch và là nơi có tỷ lệ sinh sản nhiều nhất trên thế giới.

Vài thập kỷ trước, khu vực này là một vùng trũng, rất thấp so với mặt nước biển và thuộc quyền sở hữu của người ngoại quốc, họ là thủ lĩnh trong các cuộc viễn chinh đi tìm miền đất hứa. Cho đến khi Zeresenay dẫn đầu một nhóm tìm kiếm các mẫu hoá thạch đặt chân đến vùng đất cằn cỗi xa xôi này vào năm 1999. Mãi cho đến tháng 12 năm 2000, nhóm khảo cổ của Zeresenay chỉ tìm thấy các mẫu hoá thạch của các loài động vật có vú như voi, hà mã, tê giác… hoàn toàn không thấy vết tích gì của con người. Nhưng không vì thế mà Zeresenay nản chí, ông biết mình đã đến đúng chỗ. Vấn đề chỉ là thời gian và một chút may mắn. Từ các mẫu động vật hoá thạch đã tìm thấy, ông cho rằng trước đây nếu có nhiều loài động vật sinh trưởng trong cánh rừng già nằm bên cạnh dòng sông Awash cổ kính thì tất yếu sẽ có sự sống của người tiền sử, vì theo lịch sử thì người nguyên thuỷ chuyên sống bằng nghề săn bắt hái lượm và những cánh rừng rậm là môi trường tốt nhất của họ.

Nhà khảo cổ học Zeresenay Alemseged đang cố gắng dò tìm thêm các mẩu hoá thạch khác xung quanh khu vực phát hiện ra hộp sọ của Dikika (Ảnh: Nationalgeographic)

Khi nhóm của Zeresenay đặt chân lên vùng đất này thì khu rừng già tiền sử đã không còn nữa mà chỉ có ánh nắng chói c

Hình hài của Dikika được chắp nối từ hai mẩu di cốt khác được tìm thấy trước đó. Một của người đàn ông ký hiệu AL 444-2 9 (bộ xương lớn hơn) và một của người phụ nữ được đặt tên là Lucy. Một vài chi tiết trên bộ xương này được thể hiện bằng sự suy đoán của các nhà khoa học bởi vì người ta không thể tách được toàn bộ các mảnh xương của Dikika từ các mẩu đá.

hang. Và cuối cùng người ta cũng tìm được khuôn mặt nhỏ nhắn của cô bé Dikika nhô lên từ bên dưới lòng đất khô cằn này. Nó không lớn hơn khuôn mặt của một con khỉ gì mấy nhưng cái trán trơn láng và những cái răng nanh ngắn càng làm cho Zeresenay khẳng định ngay lập tức đây là một đứa trẻ nguyên thuỷ. Họ tìm thấy không chỉ là cái đầu sọ còn nguyên vẹn không bị sứt mẻ mà còn có bộ xương của phần thân trên. "Đây là những thứ quý giá mà bạn chỉ có thể tìm thấy một lần duy nhất trong đời!", Zeresenay nói.

Zeresenay không biết Dikika chết như thế nào, nhưng dòng sông chắc hẳn đã chôn vùi thân thể cô bé dưới lớp đá cuội và cát. Chính những lớp đá cuội này đã bảo vệ Dikika khỏi các con thú chuyên ăn thịt xác chết phát hiện và sự phân huỷ của thời tiết trước khi dần dần bị xơ cứng lại thành đá. Trong khi hầu hết các mẫu xương người hoá thạch khác phải được gắn kết lại với nhau từ hàng trăm mảnh vụn thì Dikika lại còn nguyên vẹn, điều này khiến nhóm Zeresenay quý còn hơn bắt được vàng. Ông đã phải cho bắn axit lên lớp đá theo kỹ thuật khoan của nha khoa một cách rất tỉ mỉ và công phu. "Tôi đã tẩy sạch nó từng li từng tí một, chắc chắn không ai muốn phá huỷ báu vật vô giá này bằng những hành động hấp tấp được". Và công việc này đã ngốn mất của họ hết 5 năm kiên trì.

Phần thưởng xứng đáng cho họ là bức màn nghi vấn về sự hình thành của con người được mở ra ngay trước mắt, những điều mà khi nghiên cứu các chi tiết trong các bộ xương hoá thạch của người vượn phương nam không thể hiện được. Dikika có một bộ răng sữa hoàn chỉnh và hàm răng trưởng thành chưa kịp nhú ra. Toàn bộ xương sườn của Dikika đối xứng nhau dọc theo cột sống có từng đốt sống. Một ngón tay vẫn còn co lại như đang níu lấy một cái gì đó. Hơn nữa, trong cổ họng của Dikika, người ta phát hiện ra mẩu xương móng, đây là cấu tạo chính ảnh hưởng đến khả năng nói của loài người. Sự khám phá này là một mấu chốt quan trọng trong việc nghiên cứu quá trình tiến hoá hình thành nên giọng nói con người ngày nay.

Phần dưới thắt lưng Dikika nhìn cũng giống như của người hiện đại. Đầu gối cô bé được hoàn thiện hơn bởi phần xương bánh chè - có kích thước không lớn hơn một hạt đậu Hà Lan đã sấy khô. Nhưng phần thân trên của Dikika có rất nhiều đặc điểm giống như khỉ. Não của cô bé thì nhỏ, mũi dẹp như mũi tinh tinh, khuôn mặt dài, từng bộ phận trên khuôn mặt được phân biệt rõ ràng. Xương ngón tay thì cong và hầu hết đều dài giống tinh tinh. Hai bên xương vai hoàn chỉnh tương tự hình dáng của khỉ đột con. Đây là đặc điểm giúp cho Dikika có thể leo trèo dễ dàng. Người nguyên thuỷ đi bằng hai chân, nhưng một số nhà khoa học thì nghĩ rằng họ cũng sinh sống ở trên cây.

Mẫu hoá thạch của Dikika cũng là một đề tài gợi mở cho các nghiên cứu về sự tiến hoá của bộ não (Ảnh: Nationalgeographic)

Mẫu hoá thạch của Dikika cũng là một đề tài gợi mở cho các nghiên cứu về sự tiến hoá của bộ não. Từ những cái răng của Dikika, người ta đoán cô bé khoảng 3 tuổi. Bộ não

Mẹ con nhà Dikika trìu mến nhau được vẽ lại theo sự suy đoán của các nhà khoa học. Theo họ, Dikika cũng giống như đứa trẻ hiện đại ngày nay, cũng biết nũng nịu vùi đầu vào vai mẹ khi được bế (Ảnh: Nationalgeographic)

của cô bé được bảo quản giống như sa thạch bên trong cái đầu sọ và có thể tích khoảng 330cc - gần giống như bộ não của tinh tinh 3 tuổi.

Sự phát triển này cho thấy sự phụ thuộc của con cái đối với cha mẹ. Ở hầu hết các loài động vật có vú, bao gồm cả động vật có vú phát triển bậc cao, các con thường tách ra tự đi kiếm ăn từ rất sớm. Nhưng trong suốt quá trình phát triển của loài người, cho dù bộ não có phát triển hoàn thiện hơn, nhưng con cái lại phụ thuộc bố mẹ và chúng ta gọi đó là tuổi thơ. Zeresenay kết luận vào thời Dikika thì giai đoạn hình thành sự sống con người vừa mới bắt đầu (điều này nghe có vẻ hơi khác thường so với các nghiên cứu trước đây). Bộ não phát triển lớn có một ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên, vấn đề là hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. 5% lượng calo của cơ thể là để cung cấp năng lượng cho bộ não. Trong vòng một triệu năm qua, Dikika và tổ tiên của chúng ta đã biết cách bổ sung thêm thịt vào nguồn thức ăn chính của mình thay vì chỉ có hoa quả như trước đó. Họ đâu biết rằng chính các chất đạm có trong thịt đã làm cho bộ não của họ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

Tiểu sử của Dikika thì rất ngắn nhưng các bước tiến hoá của loài người được phát hiện trên cô bé thì vẫn còn dài và cần được nghiên cứu sâu hơn nữa mới có thể đưa đến những kết luận cuối cùng. Mặc dù vậy, sự tiến hoá của loài người đi bằng hai chân và sự phát triển của bộ não đã có một giá trị rất lớn, đặc biệt là đối với tổ tông giống nòi của chúng ta. Những nét đặc trưng này cũng cho chúng ta một chút hiểu biết về cấu tạo cơ thể của trẻ em - những người sẽ trở thành các nhà kỹ sư công nghệ, kỹ sư xây dựng trong tương lai và thậm chí là những người khám phá cặn kẽ hơn nguồn gốc tổ tông của chính mình.

Mỹ Dung

Theo National Geographic, Sài Gòn tiếp thị
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video