Dubna tái xác nhận nguyên tố mới nhất 117

Ê-kíp nghiên cứu ở Phòng Thí nghiệm Phản ứng Hạt nhân mang tên Flerov (FLNR) ở thành phố khoa học nổi tiếng Dubna, nước Nga, vừa tuyên bố: Họ đã lập lại thành công thí nghiệm tổng hợp nguyên tố hoá học thứ 117 của Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hoá học (bảng Mendeleev).

>>> Sắp có bảng tuần hoàn hóa học mới

Máy gia tốc ion nặng loại lớn nhất thế giới ở Phòng thí nghiệm Phản ứng Hạt nhân mang tên Flerov, Dubna. Ở đây đã tiến hành thí nghiệm chế tạo nguyên tố mới 117.

Ở phòng thí nghiệm này, nguyên tố siêu nặng 117 lần đầu tiên được chế tạo vào năm 2010. Tuy nhiên, sau đó Hiệp hội Hoá Cơ bản và Ứng dụng Quốc tế (IUPAC), cơ quan cao nhất có thẩm quyền công nhận phát minh, đòi hỏi các tác giả phải tái chế tạo nguyên tố này trước khi được công nhận đó là nguyên tố mới.

Theo RIANovosti, ngày 25/6/2012, quan chức cấp cao của Viện Dubna, Andrei Popeko cho biết: Sau khi lặp lại thành công kết quả phát hiện trước đây của mình, ê-kíp nghiên cứu ở Dubna đã hoàn chỉnh thủ tục kiến nghị xem xét công nhận nguyên tố mới.

Ê-kíp khoa học phát hiện nguyên tố 117 là một tập hợp đồ số với nhiều nhà nghiên cứu quốc tế từ các phòng thí nghiệm và các trường đại học Nga và Hoa Kỳ, chủ yếu là Phòng thí nghiệm Phản ứng Hạt nhân mang tên Flerov (FLNR) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Livermore mang tên Lawrence.

Thí nghiệm tổng hợp nguyên tố 117 được tiến hành trên những thiết bị tiên tiến nhất hiện nay của thế giới, tiêu tốn hàng trăm triệu USD.

Đó là máy gia tốc ion loại mạnh nhất U-400 của FLNR phát chùm ion Calcium Ca48 năng lượng đến 252MeV. Đó là tấm bia gồm 22mg chất phóng xạ Berkelium được tạo ra trên Lò phản ứng lớn ở Oak Ridge sau 250 ngày chiếu, tiếp theo là 90 ngày tách và làm sạch Bk.

Thí nghiệm bắn chùm ion Ca48 lên bia Berkelium kéo dài 70 ngày liền (theo Physical Review Letters), quá trình phân tích tiến hành cả ở Dubna và Livermore và tiếp theo là xử lý và tổng hợp kết quả nghiên cứu. Trong thí nghiệm đồ sộ nói trên, hai đồng vị của nguyên tố 117 là 293117 và 294117 đã được tạo ra.

Như vậy, với thành công phát hiên nguyên tố 117, ê-kíp quốc tế Dubna-Livermore đã đạt được thành tựu khoa học ấn tượng với tổng cộng 6 nguyên tố mới nặng nhất trong bảng tuần hoàn nguyên tố đã được tìm thấy bằng phương pháp nhân tạo; gồm 113, 114, 115, 116, 117, và 118.

Tính từ năm 1940 đến nay, đã có 26 nguyên tố mới đứng sau nguyên tố uranium (còn được gọi là các nguyên tố siêu uran) được bổ sung vào bảng Mendeleev, mở rộng sự hiểu biết của con người về thế giới vật chất, góp phần đánh giá sự đúng đắn, thử thách và mở rộng các lý thuyết về cấu trúc hạt nhân nguyên tử.

Theo Vietnamnet, Rianovosti
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video