Dùng súng sơn đẩy lui “sát thủ Trái đất”?

Trong những cách được đề xuất để đẩy lui một tiểu hành tinh có khả năng hủy hoại Trái đất, dùng súng sơn có lẽ là đề nghị nghe hoạt kê nhất.

>>> “Sát thủ Trái đất” sẽ tha địa cầu

Trong trường hợp Trái đất phải đối diện với một tiểu hành tinh, chuyện gửi một nhóm chuyên gia cài bom hạt nhân lên một tiểu hành tinh giống như phim Armageddon có thể là một giải pháp chẳng mấy khả thi.

May mắn là chúng ta có hơn 20 năm chuẩn bị cho một sự kiện như vậy. Mới đây, các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã đưa ra đề nghị thú vị: dùng súng sơn để trị tiểu hành tinh.

Theo Forbes dẫn lại diễn giải của chuyên gia Sung Wook Paek, loạt đạn sơn đầu tiên xuất phát từ một phi thuyền gần đó sẽ phủ một màu trắng toát ở nửa bên bề mặt tiểu hành tinh, và loạt đạn thứ hai sẽ phủ nốt phần còn lại của thiên thể này.

Nếu chỉ trúng đạn sơn không, tiểu hành tinh có thể bị đẩy lệch chút ít khỏi quỹ đạo ban đầu của nó. Tuy nhiên, sau một thời gian, lớp sơn trắng sẽ phản xạ ánh sáng và những bức xạ điện từ khác từ mặt trời. Và do sơn trắng phản xạ cực cao, ảnh hưởng tích lũy đến từ hàng triệu photon va chạm trên bề mặt tiểu hành tinh có thể tạo ra áp lực đủ để đẩy nó khỏi hành trình chết chóc.

Để thử nghiệm ý tưởng trên, Paek đã áp dụng lên mô hình xử lý “sát thủ” Apophis, nặng 27 gigaton, bề ngang khoảng 450m, dự kiến sẽ đến gần Trái đất vào năm 2029.

Theo tính toán của chuyên gia này, một đợt tấn công phủ đầu trước 20 năm có thể đủ thời gian cho các bức xạ mặt trời di chuyển tiểu hành tinh khỏi đường đi ban đầu.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video