Dùng video tại tòa án để "dạy" máy tính biết phát hiện nói dối

Bằng cách dùng những đoạn video xét xử trong các phiên tòa tối cao để "dạy học" cho máy tính, nhóm nghiên cứu tại Michigan đã phát triển thành công một phần mềm có thể phát hiện nói dối với độ chính xác tới 75% (khả năng nhận dạng nói dối của con người chỉ có 50%). Dựa vào cử chỉ và từ ngữ mà người nói phát ra, phần mềm sẽ đưa ra kết quả xem người đó có thành thật hay không mà không cần phải chạm trực tiếp vào cơ thể như máy phát hiện nói dối polygraph trước đây.

Trong quá trình phát triển phần mềm, nhóm nghiên cứu tại Đại học Michigan, Mỹ đã sử dụng kỹ thuật Machine Learning để "dạy" máy tính chuỗi 120 đoạn video clip quay cảnh xét xử, lời khai tại những phiên tòa của tòa án tối cao ngoài đời thực. Trong đó có cả những vụ án mà lời khai gian đã bị vạch trần, và những vụ bị kết án sai do lời khai gian được trót lọt.

Giáo sư khoa học máy tính Rada Mihalcea, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: "Trong phòng thí nghiệm, thật khó để tạo ra những điều kiện thúc đẩy con người ta thật sự nói dối. Mặc dù chúng tôi có thể cho ai đó tiền để bắt họ cố gắng nói dối ai đó, đổi trắng thay đen tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ. Do đó phải tìm tới thế giới thật, trong phiên tòa, nơi mà con người ta thật sự có động lực để nói dối".


Người nói dối thường di chuyển bàn tay họ nhiều hơn khi nói dối, đồng thời cố gắng phát rõ ràng hơn.

Các đoạn video trong nghiên cứu ghi lại lời khai của bị cáo và nhân chứng, có một nửa là nói thật, còn lại là nói dối. Các âm thanh bao gồm cả "um, ah, uh" đều được máy tính ghi lại, phân tích tần suất sử dụng của đối tượng. Đồng thời máy cũng xét tới chuyển động cơ thể của đối tượng tại 9 khu vực khác nhau thuộc đầu, mắt, trán, miệng và tay.

Theo đó, người nói dối thường di chuyển bàn tay họ nhiều hơn khi nói dối, đồng thời cố gắng phát rõ ràng hơn. Trong một số trường hợp, người nói dối còn nhìn vào mắt người đặt câu hỏi với tần suất thường xuyên hơn người nói thật,... Dựa trên các danh sách hành vi này, máy tính có thể phát hiện và đếm số lần thực hiện, từ đó đưa ra kết luận người đó có nói thật hay không. Họ cho biết rằng việc này máy có thể làm tốt hơn người do "chúng ta khó có thể đếm được người đối diện đang thực hiện một hành vi nào đó bao nhiêu lần".

Nhóm nghiên cứu cho biết rằng đang tiếp tục phát triển kỹ thuật dùng hình ảnh nhiệt để suy ra nhịp tim, nhịp thở và thân nhiệt của người cần tra hỏi, sau đó phối hợp với phần mềm để nâng cao độ chính xác của kết luận mà thậm chí không cần chạm vào người đó. Mặt khác, bước tiến lớn nhất của nghiên cứu lần này chính là cho phép máy tính tự học, cho phép nó có thể tự tổng hợp thêm dữ liệu nhằm làm giàu danh sách đặc điểm phát hiện nói dối.

Công nghệ này hứa hẹn sẽ được áp dụng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, phục vụ công tác điều tra nhằm nhanh chóng tìm ra được chân tướng sự thật. Hiện chưa rõ công nghệ này có được phát hành rộng rãi hay không nhưng nếu có thì chắc hẳn chị em phụ nữ đã có thêm công cụ để kiểm chứng những gì mà họ chưa tin tưởng.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video