4 yếu tố quan trọng giúp bạn phát hiện nhanh người nói dối

Làm thế nào để có thể phát hiện người đối diện có đang nói dối mình hay không luôn là điều hấp dẫn với tất cả chúng ta và hứng thú này đã được chứng minh qua mức độ nổi tiếng của rất nhiều TV Show hay phim ảnh, chẳng hạn như Lie To Me, The Negotiator.... Trong các chương trình này, những biểu cảm nhỏ qua micro và chuyển động mắt được làm chậm lại so với tốc độ âm thanh khiến chúng ta dễ dàng nhận ra lời nói dối. Mặc dù việc dành nhiều thời gian và nỗ lực để khám phá các chiêu trò nói dối sẽ giúp chúng ta "đọc vị" người khác tốt hơn nhưng bạn cũng có thể áp dụng một số kỹ thuật đơn giản sau đây để nhanh chóng phát hiện ra kẻ nói dối mà không cần tốn quá nhiều sức lực.

Tuy nhiên, trước khi đi vào các kỹ thuật cụ thể, có 4 khía cạnh cần nhấn mạnh mà bạn cần nắm vững đó là ngôn ngữ cơ thể, tín hiệu cảm xúc, hành vi biểu lộ cảm giác có lỗi hay không thoải mái, lựa chọn ngôn từ và sinh lý học.

1. Ngôn ngữ cơ thể

Khi theo dõi ngôn ngữ cơ thể của ai đó nhằm mục đích kiểm tra họ có nói dối hay không, hãy bắt đầu so sánh cách họ giao tiếp bằng cử chỉ với một cơ sở của sự thành thực. Hiểu đơn giản là bạn có thể nói với họ một sự thật nào đó, ghi nhớ trong đầu điều này và tiếp theo là quan sát phản ứng của họ khi đưa ra câu trả lời. Chẳng hạn, nếu biết đối phương đã đi du lịch Hawaii, hãy nói "Tháng trước, cậu vừa đi nghỉ ở Hawaii trong một tuần liền, tuyệt vời thế". Sau đó, sẽ tiếp tục nói nhưng với một điều trái sự thực "Bạn còn đi biển ở nơi khác nữa đấy, nhiều trải nghiệm quá". Lúc này, hãy quan sát cử chỉ thể hiện sự không đồng ý và theo dõi cách sử dụng ngôn ngữ không bằng lời của họ khi muốn chỉnh sửa lại câu nói vừa rồi của bạn. Dựa trên hai câu trả lời có (đã đi Hawaii) và không (không đi biển) đó, bạn sẽ có cơ sở cho việc phán đoán sau này.


Phát hiện người nói dối bằng cách quan sát ngôn ngữ cử chỉ (Ảnh: wikiHow)

Từ đây, mỗi khi bạn cảm thấy ai đó nói dối mình, hãy liên tưởng tới tình huống lúc mà bạn đã thực hiện để kiểm tra sự bất thường trong ngôn ngữ cử chỉ của đối phương và sử dụng chúng để đối chiếu. Bạn tạo một câu chuyện mình biết là sai sự thật để theo dõi phản ứng phủ nhận của đối phương (khi họ phủ nhận cái sai là họ đã thành thật) và sử dụng nó như là tiêu chuẩn để về sau, mỗi khi cảm thấy bất thường trong cách cư xử của họ, hãy sử dụng tiêu chuẩn này để đối chiếu.

Một vài biểu hiện sinh lý học phổ biến giúp bạn phát hiện ai đó nói dối như sau:

  • Ít sử dụng động tác tay hoặc có nhưng rất cứng nhắc, không thoải mái.
  • Ít tương tác bằng mắt.
  • Thường xuyên sờ tay lên mặt.
  • Ngôn ngữ cơ thể không khớp với lời nói.

2. Tín hiệu cảm xúc

Cách thể hiện cảm xúc ra bên ngoài có thể tiết lộ một người có chân thành hay không. Đối với dấu hiệu này, bạn chỉ cần để ý đến những biểu hiện cảm xúc bất thường là đã có thể phát hiện ai đó đang nói dối.


Sự thay đổi trong cảm xúc là giúp phát hiện người nói dối (Ảnh: Internet)

Một số tuyệt chiêu cho bạn như sau:

  • Quan sát sự trì hoãn trong cảm xúc của đối phương như cười không thoải mái.
  • Một số cảm xúc kéo dài hơn bình thường nhằm che giấu cảm xúc thật sự.
  • Chỉ thể hiện cảm xúc trên một khu vực trên khuôn mặt chứ không phải toàn bộ, chẳng hạn như cười nhưng mắt lại nhìn đi nơi khác hay ngó nghiêng...

3. Lựa chọn ngôn từ

Lựa chọn ngôn từ cũng là một cách để phát hiện nói dối. Khi một người đang nói dối, họ cần phải giữ khoảng cách với những lời nói không chân thực (nghĩa là họ muốn đưa đẩy lời nói dối sao cho khác hoàn toàn với sự thật) thông qua việc thay đổi cách thể hiện lời nói dối.


Đánh trống lảng là thói quen phổ biến của người nói dối (Ảnh: Internet)

Theo tiến sỹ James W. Pennebaker đến từ Đại học Texas (Austin) thì đại từ "tôi", "của tôi" thể hiện sự sở hữu và người nói rất tự tin với những gì mình nói ra. Khi nói dối, mọi người ít sử dụng các đại từ này hơn vì họ đang có những dấu hiệu muốn tránh xa lời nói dối, hiểu một cách đơn giản là nói sang một đề tài khác hay đánh trống lảng!

Một vài cách nhận biết hữu ích như sau:

  • Người đang nói dối ít đưa ra câu nói trực tiếp.
  • Thường nhắc lại những từ ngữ bạn đã nói.
  • Thêm thắt một vài chi tiết không cần thiết vào câu nói.
  • Có xu hướng sử dụng các từ như "sẽ không", "đã không", "thực tế thì", "thật lòng mà nói", "thẳng thắn mà nói"...
  • Chuyển chủ đề một cách bất thường (đánh trống lảng).

4. Các triệu chứng sinh lý học


Phát hiện người nói dối bằng cách quan sát biểu hiện sinh lý học (Ảnh: wikiHow)

3 bí quyết trên đều liên quan đến cách phát hiện nói dối dựa trên việc kiểm soát ý thức của người đó. Tuy nhiên, vẫn có những biểu hiện sinh lý học rất khó giấu giếm khiến bạn có thể dễ dàng nhận ra vấn đề của đối phương:

  • Toát mồ hôi một cách bất thường.
  • Nói dối sẽ làm tăng việc sản sinh hormone adrenalin, gây ra sự biến động trong quá trình tiết nước bọt, khiến chúng ta nuốt xuống nhiều hơn và phải hắng giọng cho khô cổ.
  • Tim đập nhanh hơn nên thở gấp hơn.
  • Ít chớp mắt cũng là một dấu hiệu quan trọng.

Nói dối, dù rất phổ biến nhưng nó không diễn ra một cách tự nhiên. Hầu hết chúng ta đều muốn nói sự thật ngay cả khi cần phải nói dối. Khi nói dối, não bộ trải qua tình trạng quá tải nhận thức để có thể cung cấp đủ tài nguyên cần thiết nhằm thực hiện hành vi che đậy sự thật. Do đó, việc cơ thể để lộ nhiều triệu chứng bất thường là điều không tránh khỏi. Chìa khóa duy nhất để phát hiện người nói dối là sử dụng kết hợp tất cả các phương pháp trên một cách khôn ngoan và đừng quên luôn giữ đầu óc tỉnh táo nhé.

Tác giả: Jeisyn Murphy (CEO của Bright Mind NLP & Consulting Group)

Cập nhật: 04/03/2016 AnhScully - Theo Lifehack
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video