Đường tàu "đụng" phải 60.000 ngôi mộ cổ

Hàng chục ngàn bộ hài cốt thuộc hơn 60 cụm di chỉ đã bị đường tàu đụng phải, biến công trường xây dựng thành nơi làm việc của hơn 1.000 nhà khảo cổ.

200 nhà khảo cổ vừa được mời tham gia quá trình xây dựng đường tàu HS2 – tuyến đường sắt cao tốc mới nối giữa thủ đô London và Birmingham (Anh).

Họ chỉ là một nhóm trong số hơn 1.000 nhà khảo cổ đang làm việc trên tuyến đường sắt này bởi trong quá trình xây dựng, đường tàu này đã đụng vô số hài cốt, quan tài và những di chỉ khảo cổ có giá trị.


Công trường xây dựng đã trở thành công trường khảo cổ lớn nhất nước Anh - (ảnh: PA).

Lần này, một nghĩa trang cực lớn, ước tính có từ 230 năm trước, sẽ phải di dời và nhường chỗ cho hệ thống đường tàu. Dự kiến có tới 60.000 ngôi mộ cổ được đào lên, trong đó có rất nhiều quan tài của các nhân vật lịch sử tiếng tăm.


Một bộ hài cốt được khai quật tỉ mỉ bằng cọ - (ảnh: PA).


Một lọ đựng thư từ thời Victoria - (ảnh: PA).

Máy xúc sẽ lấy đi lớp đất ban đầu cho đến khi quan tài hoặc những phần hài cốt lộ ra, sau đó các nhà khoa học sẽ tiếp quản, khai quật tỉ mỉ từng bộ hài cốt. Ước tính đã có 1.200 hài cốt được khai quật.


Một bộ hài cốt được phân tích trong phòng thí nghiệm - (ảnh: HS2 Archaeology).


Công trường dày đặc bóng áo cam của các nhà khảo cổ - (ảnh: BBC).

Nhiều người đã biểu tình phản đối hoặc tổ chức những lễ tưởng niệm nhỏ cho những người bị quật mộ. Những người đứng đầu công trình HS2 hứa với dân chúng rằng các hài cốt và hiện vật sẽ được đối xử "với nhân phẩm, sự quan tâm và tôn trọng". Họ đã liên hệ Cơ quan Lịch sử Anh, Giáo hội Anh và các giáo xứ địa phương để tiếp nhận di dời các ngôi mộ cổ.


Một nhà khảo cổ đang làm việc trên đường tàu chết chóc - (ảnh: HS2 Archaeology).

Khu nghĩa trang nằm gần St James’s Gardens, một công viên lớn gần ga tàu Euston ở London.

Quá trình xây dựng đường tàu HS2 dài hơn 240 km được ví von là đào sâu vào 10.000 năm lịch sử Anh quốc. Trong quá trình đào, hết lần này đến lần khác, các công nhân đã đào phải hơn 60 di chỉ khảo cổ lớn nhỏ, từ các khu định cư thời tiền sử, làng mạc thời La Mã cho đến mộ của những người từ thời cách mạng công nghiệp và Chiến tranh thế giới thứ 2.


Sơ đồ mô tả tóm lược các cụm di chỉ lớn nhất mà người ta đã khai quật được khi xây dựng đường tàu - (ảnh: HS2 Archaeology).

Ông Mark Thurston, giám đốc điều hành công trình HS2 nói quá trình xây dựng đường tàu này là "cuộc thăm dò khảo cổ học lớn nhất từng có ở nước Anh".

Cập nhật: 06/11/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video