Ếch bốc mùi để tránh bị muỗi đốt

Một vài loài ếch Australia tự mình tạo ra chất đuổi côn trùng, bằng cách bắt chước mùi thịt thối, mùi của lá cây xạ hương hay mùi đào lộn hột nướng.

Nghiên cứu của trợ lý giáo sư Mike Tyler từ Đại học Adelaide và nhà côn trùng học Craig Williams từ Đại học James Cook cho thấy: ếch sản xuất ra một loạt hoá chất ở trên da, trong đó có hallucinogens (chất ma tuý gây ảo giác), keo dính và chất kháng khuẩn, nhằm đối phó với các bệnh nhiễm trùng và ngăn ngừa những động vật khác có ý định ăn thịt chúng.

"Chúng tôi muốn thử nghiệm giả định của Tyler rằng ếch tạo ra một chất đuổi côn trùng", Williams nói.

Nhóm đã nghiên cứu 5 loài ếch Australia, trong đó có loài ếch xanh lục. Sử dụng kỹ thuật massage và châm cứu, họ mô phỏng các cơ nằm bên dưới da ếch để thúc đẩy sự bài tiết.

"Chúng tôi tìm thấy ếch tạo ra nhiều loại hoá chất khác nhau bên trong da và các chất này sẽ rỉ ra khỏi các lỗ trên da khi chúng căng thẳng", Williams nói.

Các chất bài tiết có mùi khác nhau phụ thuộc vào nhiều nhân tố, chẳng hạn thức ăn. Một số chất có khả năng đuổi muỗi.

Nhóm cũng thử lấy chất bài tiết của một con ếch xanh ở Australia bôi lên một chú chuột, và chú ta đã thoát khỏi sự quấy rầy của muỗi. Các nhà nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên một loài vật có xương sống được tìm thấy có khả năng tự đuổi muỗi.

Nhưng chất bài tiết của ếch không đến nỗi khó chịu như DEET - thành phần chính của hầu hết thuốc xịt muỗi thương mại. Mặc dù vậy, Williams không tin rằng nghiên cứu sẽ cho ra một dòng sản phẩm thuốc đuổi côn trùng tự nhiên mới.

T. An

Theo VnExpress/ABConline
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video