Ếch trong suốt ở Hiroshima

Sản phẩm lai tạo mới nhất của Viện nghiên cứu Động vật lưỡng cư thuộc trường ĐH Hiroshima: con ếch có làn da “trong trẻo” tới mức người ngoài có thể nhìn thấu từng chi tiết lục phủ ngũ tạng.

Giáo sư Masayuki Sumida - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: con vật nhìn xuyên thấu này sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu các loại bệnh cũng như trong quá trình điều trị y khoa, bởi nó cho phép giới khoa học kiểm tra tình trạng cơ quan nội tạng và mạch máu mà không cần phải khiến “bệnh nhân” bị banh xác.

Là kết quả lai chọn lọc của hai giống ếch nâu Nhật Bản (Rana japonica) - bản thân chúng vốn đã có màu da lờ nhờ, ếch con thuộc thế hệ F2 có khả năng giữ màu da trong suốt cho đến cuối đời. Trong khi phần lớn các sinh vật trong suốt tồn tại trên trái đất đều cư trú sâu dưới lòng đại dương thì trường hợp động vật trong suốt 4 chân như thế này là cực hiếm, nếu không muốn nói là lần đầu xuất hiện.


(Ảnh: Pink Tentacle)

Các nhà nghiên cứu khẳng định, không chỉ lai tạo ếch trong suốt mà ngay cả ếch phát sáng cũng là việc nằm trong tầm tay, bằng cách tiêm protein huỳnh quanh vào gen của con ếch. Ếch phát sáng có thể giúp giới chuyên môn nghiên cứu một số loại gen “có vấn đề” thông qua việc quan sát tiến trình phát triển của nó trên cơ thể.

“Tới đây, ếch trong suốt sẽ là loài vật thí nghiệm đặc biệt hữu ích bởi nó có thể giảm thiểu chi phí cũng như khó khăn trong việc quan sát tiến trình phát triển bệnh ung thu, quá trình lão hóa các cơ quan nội tạng cũng như ảnh hưởng của hóa chất tác động lên chúng”.

Thùy Vân
Theo Pink Tentacle, Dân trí

Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video