Ecomag - Thiết bị tiết kiệm xăng

Viện Khoa học Vật liệu vừa chế tạo thành công thiết bị từ hóa - Ecomag vừa tiết kiệm xăng lại vừa thân thiện môi trường. Thiết bị này chỉ nhỉnh hơn bao diêm được gắn vào ống dẫn xăng của động cơ xe máy, giúp tiết kiệm khoảng 10-20% xăng, xe chạy êm hơn, giảm nồng độ khí thải độc hại...

Thành phần quan trọng nhất của Ecomag là thanh nam châm vĩnh cửu làm từ vật liệu từ cứng (NdFeB). Nguyên lý hoạt động của Ecomag là dùng từ trường làm thay đổi vị trí các chuỗi phân tử hydrocacbon trong xăng.

Trong điều kiện bình thường, các chuỗi này bị xoắn thành cụm. Khi cho xăng đi qua thiết bị Ecomag, từ trường của thanh nam châm tác động lên xăng khiến các chuỗi này giãn ra, vì vậy oxy dễ dàng xâm nhập vào xăng nên xăng dễ cháy hơn, cháy triệt để hơn, do vậy tiết kiệm được nhiên liệu, nâng cao được hiệu suất sử dụng động cơ, giảm nồng độ khí thải độc hại CO, HC... góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, sau khi từ hóa từ 3-6 giờ, xăng đã bị từ hóa trở lại trạng thái “cụm”, “xoắn” như lúc ban đầu do dao động nhiệt. Vì thế không thể từ hóa xăng để dự trữ dùng lâu dài được.

Để xăng từ hóa có hiệu quả tiết kiệm cao, các thiết bị từ hóa cần lắp đặt trên đường dẫn xăng đến bộ chế hóa khí. Xăng đã từ hóa được dẫn ngay vào buồng đốt.

Ông Nguyễn Bảo Hanh, ở số 7 Ô Quan Chưởng-Hà Nội sau khi lắp đặt thiết bị Ecomag hơn một tháng cho biết: thiết bị Ecomag này rất tốt, tiết kiệm xăng từ 15-20%, xe chạy bình thường và rất êm. Thiết bị này được lắp thử trên xe Dream 100 của ông Hanh mang biển số 29 H8 4883 đã đi được hơn 9 vạn km, chạy khứ hồi từ Hà Nội - Cổ Lễ dài 210 km (xe có đèo một người).

Tiến sĩ Trần Lê Hưng, Chủ nhiệm đề tài này cho biết: Trong 3 năm sử dụng, thiết bị từ hóa tiết kiệm xăng Ecomag, chế độ thay dầu cho xe bình thường, xe máy vận hành bình thường. Đo đạc các thông số từ trường của thiết bị không thấy thay đổi. Nam châm vĩnh cửu NdFeB không bị suy giảm từ trường trong điều kiện sử dụng.

Ngoài ra, khi sử dụng Ecomag động cơ chạy “êm và thoát hơn”, đó là do xăng cháy hết, lượng cặn cacbon bám trên các chi tiết trong buồng nổ (xilanh, pistông, bugi) giảm đáng kể, ít hao mòn, tăng tuổi thọ động cơ và hạn chế khí thải.

Theo TTXVN, Lao động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video