Mỗi người trong chúng ta đều có nỗi sợ riêng - nào là sợ độ cao, sợ bóng tối... hay sợ các loài vật như gián, chuột, rắn... Và hẳn nhiên khi nhìn thấy sinh vật gớm ghiếc này, họ sẽ bỏ chạy ngay tắp lự.
Và bạn có biết, có tới 10% dân số thế giới mắc hội chứng sợ rắn Ophidiophobia không?
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra hôm nay là theo bạn, nỗi sợ rắn này xuất phát từ bao giờ - ngay từ khi ta còn bé thơ, hay lớn lên chút chút rồi mới biết sợ.
Một em bé đang ngồi chơi với rắn.
Và để giải đáp cho câu hỏi này, giới khoa học đã nghiên cứu và cung cấp cho bạn 1 kết quả cực bất ngờ.
Theo đó, một video của BBC Earth được ghi lại vào năm 2015 đã ghi lại cảnh 1 em bé khoảng 11 tháng tuổi ngồi chơi với chú rắn (rắn đã được loại bỏ độc tố) trong phòng cực vô tư, hồn nhiên... như em đang chơi đồ chơi vậy.
Em bé ngồi chơi đùa với rắn mà không hề tỏ ra sợ hãi chút nào.
Em bé ngồi chơi đùa với rắn mà không hề tỏ ra sợ hãi 1 chút xíu nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bé chỉ hơi giật mình lúc đầu và có nhịp tim trung bình thấp.
Nhưng vì sao vậy?
Theo giới chuyên gia lý giải, thì trong những năm tháng đầu đời, ta dường như không sợ bất cứ điều gì. Nỗi sợ sau này được hình thành bởi quá trình tiếp thu, học hỏi từ những người xung quanh, từ sự va vấp với "đời".
Nói 1 cách đơn giản, đó là thời bé ta vô tư với mọi sự vật hiện tượng trên đời... nhưng khi lớn lên, thấy người xung quanh sợ điều gì, các bé dần hình thành phản xạ sợ những điều đó - giống với người lớn, người thân của mình vậy.
Trong những năm tháng đầu đời, ta dường như không sợ bất cứ điều gì.
Nhưng cũng có trường hợp khi nhìn thấy người thân của mình không sợ hãi trước các loài động vật, thì khi lớn lên, họ cũng có phản xạ không sợ giống người xung quanh.
Nếu có chăng, họ chỉ sợ ở mức độ nhẹ - với biểu hiện giật mình, hơi hoảng hốt mà thôi.
Đứng đầu nghiên cứu, Vanessa LoBue thuộc Đại học Rutgers ở New Jersey chia sẻ với BBC rằng: "Vào năm 2015, trong thí nghiệm này chúng tôi phát hiện trẻ em có xu hướng phát hiện và phản ứng nhanh với rắn. Điều này thể hiện ở chỗ chúng nhanh chóng phát hiện ra 1 con rắn trong bức ảnh giữa những bức khác không có rắn.
Khỉ cũng là 1 trong những loài được chúng quan tâm như rắn, nhưng dường như loài bò sát có đặc điểm đặc biệt gì đó khiến các bé khá thích thú.
Tuy nhiên, việc các bé không thể hiện sự sợ hãi sẽ giúp bé hình thành tư duy khám phá mọi vật xung quanh. Phản xạ này giúp bé trang bị kỹ năng phòng tránh nguy hiểm sau này".
Ở 1 nghiên cứu khác cho thấy, con người được sinh ra với 2 nỗi sợ hãi - tiếng ồn và tiếng ồn lớn - và hầu hết những nỗi sợ khác được hình thành trong 6 năm.
Vì thế, việc các bé trong những năm đầu đời không hề sợ hãi trước loài bò sát này khi còn bé thì âu cũng là điều dễ hiểu. Các sự chú ý, nỗi sợ hãi sẽ dần hình thành khi chúng lớn hơn.