Vòng tròn khắc trên đầu đũa dùng một lần có ý nghĩa gì?

Nhiều ý kiến cho rằng vòng tròn xuất hiện trên đầu đũa dùng một lần là để đánh dấu loại đũa đó được tái chế bao nhiêu lần, tuy nhiên sự thật có phải vậy?

Dù là vật dụng vô cùng quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của các vòng tròn xuất hiện trên đầu của đôi đũa dùng 1 lần.

Ý nghĩa của vòng tròn khắc trên đầu đũa

Nếu để ý kĩ những đôi đũa đã dùng, bạn sẽ thấy trên đầu đũa đều có khắc 2 vòng hoặc 3 vòng tròn, thậm chí có đôi không có khắc vòng tròn nào. Theo các nhà sản xuất, các vòng tròn là kí hiệu cho số lần tái chế của loại đũa này.

Đầu đũa không có vòng tròn nghĩa là đũa mới sản xuất, chưa từng trải qua công đoạn tái chế. Ngược lại, đũa có 2 vòng tròn nghĩa là đã qua sử dụng 1 lần và được tái chế cho lần sau. Tương tự, đũa có 3 vòng tròn là đã qua 2 lần tái chế. Sau khi đã tái chế lần thứ 3 thì số đũa này sẽ được đem đi tiêu hủy để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.


Vòng tròn khắc trên đầu đũa.

Cũng có nhận định cho rằng, việc số lượng vòng tròn trên đầu đũa để thể hiện số lần tái chế là chưa có căn cứ. Việc khắc vạch vòng tròn trên đũa chỉ là để đánh dấu đầu đũa trên hay đầu đũa dưới. Ngoài ra, vòng tròn khắc trên đầu đũa cũng có tác dụng trang trí cho những đôi đũa đẹp hơn.

Sau bao lâu nên thay đũa mới?

Hãy thay đũa khoảng 3 - 6 tháng/lần, thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo. Cần khử trùng thường xuyên bằng nước nóng, còn những chiếc đũa nào bị mốc thì vứt đi ngay.

Nếu trên đũa có những dấu hiệu sau, bạn cũng cần loại bỏ ngay:

  • Đũa nham nhở, đổi màu: Nhiều người sau khi rửa đũa không phơi khô hoặc để ráo nước đã đặt ngay vào tủ bát, đũa. Để đũa trong môi trường ẩm ướt trong một thời gian dài, rất dễ sinh sản vi khuẩn, khiến bề mặt đũa trở nên sậm hơn, gây mốc. Một khi đũa bị mốc, hàm lượng aflatoxin trong đó sẽ rất lớn, chất này gây tổn hại đến cơ thể.
  • Đũa có vết nứt, khe rãnh: Bất kể loại đũa nào, nếu có dấu hiệu trầy xước, vết nứt… đều khiến vi khuẩn có hại phát triển, vì vậy không nên tiếp tục sử dụng.
  • Đũa có mùi: Đũa được rủa sạch, nhưng ngửi vẫn thấy mùi chua rõ ràng, điều đó có nghĩa là đũa bị nhiễm bẩn hoặc vượt quá thời gian sử dụng. Lúc này, vi khuẩn trên đũa phát triển rất nhiều. Nếu tiếp tục sử dụng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng cùng với thức ăn, điều này gây nguy hiểm lớn cho cơ thể.
  • Đũa nhựa bị đổi màu: Đa số đũa nhựa có chất liệu được làm từ melamine và formaldehyd, dùng ở nhiệt độ cao rất dễ phân hủy các chất hóa học có hại, cực kỳ có hại cho cơ thể con người. Do đó khi đũa nhựa bị đổi màu, biến dạng, nên vứt bỏ ngay lập tức.
  • Đũa dùng một lần: Trong quá trình sản xuất, đũa dùng một lần phải được khử trùng bằng lưu huỳnh và khi ăn lưu huỳnh điôxit do nhiệt sẽ theo thức ăn vào miệng. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ dễ dàng ăn mòn niêm mạc đường hô hấp của con người và gây ung thư. Hơn nữa, đũa dùng một lần cần phải được tẩy bằng hydro peroxide trong quá trình sản xuất. Hydrogen peroxide có tính ăn mòn cao và dễ dàng ăn mòn miệng, thực quản và thậm chí là dạ dày.


Hãy thay đũa khoảng 3 - 6 tháng/lần.

Nên chọn dùng loại đũa nào?

Bạn nên ưu tiên dùng các loại gỗ tự nhiên hoặc dùng để sản xuất đũa thường thấy như trắc, mun, kim giao, gỗ dừa, gỗ tre, trúc... hoặc đũa inox để vừa dùng bền và an toàn cho sức khỏe gia đình thay vì sử dụng đũa tre 1 lần thường xuyên.

Đũa tre và gỗ

  • Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, giá vừa phải, dễ sử dụng.
  • Nhược điểm: Dễ bị nứt, tích trữ bụi bẩn và vi khuẩn, nên được thay đổi thường xuyên.

Đũa inox

  • Ưu điểm: Đẹp, nhẹ và dễ sử dụng, chống ăn mòn và không rỉ sét.
  • Nhược điểm: Đũa có tính dẫn nhiệt mạnh, dễ làm bỏng môi khi các món ăn nóng không phù hợp với người già và trẻ em.

Đũa gốm

  • Ưu điểm: Đặc tính của gốm tương đối ổn định, vật liệu an toàn, hoa văn tinh xảo và trang trọng.
  • Nhược điểm: cảm giác nặng tay, giá thành cao, dễ gãy vỡ.

Đũa nhựa

  • Ưu điểm: màu sắc tươi sáng, hình dạng độc đáo, trẻ em thích đũa nhựa.
  • Nhược điểm: Đũa nhựa dễ bị biến dạng sau khi được làm nóng, và có thể tạo ra các chất có hại cho cơ thể con người.

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Vì sao người châu Á lại ăn bằng đũa?

Đũa mốc: Sát thủ gây bệnh ung thư

Cập nhật: 13/05/2023 VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video