FBI cảnh báo video Bin Laden chứa virus

Cục điều tra liên Bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo người dùng máy tính rằng, các bức ảnh và video liên quan tới cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden chứa các virus độc hại. Chúng được thiết kế để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.

>> Hệ thống máy tính của Bin Laden chứa những gì?

Cảnh báo này cũng được nhiều hãng bảo mật đưa ra khi họ phát hiện các mẫu phần mềm độc hại đầu tiên ẩn chứa trong các bức ảnh về cái chết của thủ lĩnh lực lượng khủng bố Al Qaeda.

Hãng bảo mật F-Secure hôm qua cho biết, tội phạm mạng đang phát tán các email chương trình Trojan đánh cắp mật khẩu có tên gọi Banload cho các nạn nhân, còn Symantec cũng phát hiện thấy, các thư rác có chứa đường dẫn thông tin cái chết của Osama đang tấn công người dùng web.


Ảnh minh họa.

Các nhà chức trách Mỹ đã có những bức ảnh về Bin Laden trong suốt buổi sáng của cuộc đột kích vào sào huyệt của ông này, nhưng vẫn chưa công bố chính thức những bức ảnh đó. Do đó, tội phạm mạng đã sử dụng một kỹ thuật tấn công công cụ tìm kiếm để phục vụ cho mục đích của chúng, nhằm đẩy các trang web chứa mã độc lên trên danh sách kết quả tìm kiếm để người dùng dễ nhìn thấy nhất.

FBI đã cảnh báo người dùng Internet về những tin nhắn giả mạo trên các trang mạng xã hội và không bao giờ tải về các phần mềm để xem video, nên cẩn thận khi đọc email nhận được. Các tin nhắn giả mạo thường có lỗi chính tả, ngữ pháp nghèo nàn và không chuẩn tiếng Anh.

Như một sự kiện quốc tế lớn, cái chết của Bin Laden đã chỉ ra một cách truyền bá thông tin nhanh chóng trên Internet. Nhiều người đã nhanh chóng biết được thông tin này thông qua tiểu blog Twitter hoặc Facebook. Nhưng trái lại, các công cụ truyền thông này cũng là một trong những phương thức được tin tặc lợi dụng nhiều nhất để phát tán mã độc trên toàn cầu.

Chỉ trong 2 ngày sau khi đột kích vào sào huyệt trùm khủng bố, các hình ảnh, trích dẫn giả mạo và nhiều trò gian lân liên quan tới vụ việc này đã được tin tặc thực hiện mạnh mẽ.

Các chuyên gia an ninh cho biết, các phần mềm diệt virus giả mạo cũng ào ạt gửi tới người dùng những thông báo nói rằng, máy tính của họ có vấn đề và cần phải cài đặt phần mềm diệt virus. Mục đích của chúng là buộc người dùng trả tiền cho các phần mềm giả mạo này.

Bên cạnh đó, chúng còn phát tán các thông điệp về sự kiểm duyệt video, hay quảng cáo video độc quyền CNN về cái chết của Osama, rồi yêu cầu người dùng cắt và dán các đoạn mã JavaScript độc hại vào trình duyệt của họ để có thể xem video “hot” này. Do đó, các chuyên gia bảo mật cũng khuyến cáo người dùng không bao giờ được cắt và dán các đoạn mã Script trong trình duyệt.

Theo VnMedia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video