Gạo và nguy cơ phơi nhiễm thạch tín

Nhóm các nhà khoa học làm việc tại trường Y Dartmouth, thuộc Đại học Dartmouth, Hoa Kỳ, nhận thấy rằng: tồn tại nguy cơ nhiễm độc thạch tín, khi sử dụng gạo.

Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS).

Thạch tín tồn tại tự nhiên trong môi trường và thạch tín (ở nồng độ cao) có thể gây hại cho sức khỏe con người. Thạch tín cũng hiện diện trong các mạch nước ngầm.Tổ chức Y tế Thế giới đã thiết lập giới hạn cho các mức độ thạch tín an toàn trong nước uống (là 10 microgram trên một lít nước). Mối quan tâm về khả năng tiếp xúc với thạch tín hiện đang mở rộng tới thói quen tiêu thụ gạo, được nhấn mạnh trong ấn phẩm mới trên Kỷ yếu PNAS. Gạo dễ bị ô nhiễm thạch tín, do khả năng dễ dàng chiết xuất thạch tín từ môi trường của cây lúa.

"Tồn tại nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe của bào thai, khi bà mẹ mang thai có tiếp xúc với thạch tín", theo Margaret Karagas, giáo sư chuyên ngành chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng, trường Y Dartmouth, Hoa Kỳ và là tác giả hàng đầu của nghiên cứu trên.

Karagas, đồng thời là giám đốc trung tâm phòng chống dịch bệnh và ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe trẻ em tại Dartmouth, và các đồng nghiệp đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu tác hại của thạch tín lên sức khỏe con người trong hơn 15 năm. Karagas lưu ý rằng có nhiều kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy mối liên quan giữa việc tiếp xúc thạch tín ở mức độ rất cao với: tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh; giảm trọng lượng lúc chào đời; cản trở chức năng miễn dịch và gia tăng tử vong bởi bệnh ung thư phổi sau này.

"Nghiên cứu này được tiến hành lấy mẫu nước tiểu của 02 nhóm phụ nữ (tổng cộng 229 thai phụ): có hay không có ăn gạo trong vòng 02 ngày trước khi được thu thập nước tiểu; Nước máy trong nhà của những phụ nữ này cũng đã được kiểm tra nồng độ thạch tín", theo Diane Gilbert-Diamond, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và đồng tác giả của nghiên cứu này.

Nồng độ thạch tín trong nước tiểu của 73 thai phụ (những người đã ăn gạo) là 5,27 microgram trên một lít nước tiểu; trong khi nồng độ thạch tín trong nước tiểu của 156 thai phụ (những người không gạo ăn) là 3,38 microgram trên một lít nước tiểu, một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 02 nhóm thai phụ.

"Hiện nay, Trung Quốc đã có giới hạn theo luật định về hàm lượng thạch tín có trong gạo (0,15 microgram thạch tín vô cơ cho mỗi kg thức ăn) nhưng Hoa Kỳ và EU thì chưa có quy định tương tự. Gạo là một nguồn thực phẩm dinh dưỡng trên toàn thế giới, nhưng với các nguy cơ về sức khỏe, người dân cần phải cân nhắc khi tiêu thụ gạo", theo các nhà nghiên cứu.

Các tác giả của nghiên cứu này cũng kết luận rằng: nước giếng tư nhân ở New Hampshire là một nguồn tiềm năng tiếp xúc với thạch tín. Trong nghiên cứu này, hơn 10% phụ nữ tiêu thụ nước có chứa nồng độ thạch tín vượt mức tiêu chuẩn cho phép sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ môi trường tiêu chuẩn cho các hệ thống nước công cộng.

"Chúng tôi đề nghị rằng tất cả các chủ nhà sử dụng nguồn nước giếng tư nhân, cũng nên kiểm tra thường xuyên nồng độ thạch tín có trong nước", theo Kathryn Cottingham, đồng tác giả và là giáo sư khoa học sinh học. "Mặc dù các nguy cơ sức khỏe của việc tiêu thụ gạo còn chưa rõ ràng, nhưng những rủi ro về sức khỏe gây ra bởi nguồn nước bị ô nhiễm đã có từ lâu".

Nghiên cứu này được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình nghiên cứu về mức độ độc hại của các kim loại ở Dartmouth, Viện Khoa học Quốc gia về Sức khỏe Môi trường (NIEHS) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA).

Hồ Duy Bình (Medicalxpress)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video