Gấu trúc Trung Quốc có gốc gác từ châu Âu

Với việc phát hiện mẫu răng hóa thạch thuộc họ hàng của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc ngày nay, các nhà khoa học cho rằng tổ tiên của gấu trúc khổng lồ có thể bắt nguồn gốc từ châu Âu.

>>> Gấu trúc từng là loài ăn thịt tàn bạo

Sau khi phân tích mẫu răng hóa thạch nằm gần thành phố Zaragoza, các nhà khoa học nhận định tổ tiên của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc là loài Agriarctos beatrix - một phân họ của loài gấu trúc khổng lồ, sống cách đây 11 triệu năm trong những cánh rừng ẩm ướt thuộc Tây Ban Nha ngày nay.

Nhà cổ sinh học Juan Abella - người đứng đầu dự án nghiên cứu trên cho biết sự tương đồng giữa phân họ gấu Agriarctos beatrix với gấu trúc khổng lồ rất rõ rệt. Chúng đều mang những đặc điểm chung như cơ thể phủ những mảng lông trắng và đen đặc trưng.

Trọng lượng cơ thể của loài Agriarctos beatrix khá khiêm tốn. Chúng chỉ nặng khoảng 60kg - nhỏ hơn cả gấu mặt trời - loài gấu nhỏ nhất đang sinh sống trên thế giới hiện nay. Điều đó cho thấy chúng không phải là loài săn bắt đáng sợ trong thế giới động vật tại châu Âu trong thời tiền sử.


Hình ảnh minh họa loài gấu Agriarctos beatrix

Giống như gấu trúc khổng lồ và các loài gấu nhỏ ngày nay, gấu Agriarctos beatrix cũng có thể leo trèo lên các cành cây để tránh những kẻ ăn thịt to lớn như loài chó gấu đã bị tuyệt chủng hay loài mèo Barbourofelida.

Đặc biệt, gấu A. beatrix được xác minh là loài gấu cổ xưa nhất trong phân họ Ailuropodinae bao gồm loài gấu trúc khổng lồ ngày nay.

Với những bằng chứng trên, nhà nghiên cứu Abella nhận định họ gấu Ailuropodinae không có nguồn gốc tại Trung Quốc - nơi mà loài gấu trúc khổng lồ đang sinh sống, mà chúng sống trong các cánh rừng ấm áp và ẩm ướt tại châu Âu.

Còn theo nhà cổ sinh học Blaine Schubert tại Đại học Đông Tennessee (Mỹ), ngay cả trong trường hợp mẫu răng hóa thạch mới được phát hiện thuộc họ hàng của loài gấu trúc thời hiện đại thì cũng không thể chắc chắn gấu trúc không xuất xứ từ Trung Quốc.

Song câu hỏi đặt ra là nếu tổ tiên của loài gấu trúc sinh sống tại Tây Ban Nha, vậy bằng cách nào chúng có thể di cư tới Trung Quốc?

Nghiên cứu trước đây cho rằng thông thường loài gấu di cư tới những nơi có các điều kiện môi trường phù hợp với cuộc sống của chúng. Và trong thời điểm đó, khu vực phía tây nam châu Âu hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi như khí hậu ẩm ướt và ấm nóng nên chúng đã đổ bộ tới vùng đất này.

Bên cạnh đó, khả năng loài gấu A. beatrix đã di cư lên một hòn đảo trên vùng biển châu Âu thời tiền sử hay còn gọi là Parathetys và tới Trung Quốc. Song cho đến nay chưa có một mẫu vật hóa thạch nào của loài gấu A. beatrix được tìm thấy bên ngoài Tây Ban Nha.

Nhà khoa học Abella hy vọng trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu có thể khai quật hộp sọ của loài gấu A. beatrix để làm sáng tỏ hơn về cuộc sống và hành trình di cư của loài gấu này.

Theo Infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video