Ghi hình được vụ nổ mạnh ngang 100.000 bom nguyên tử trên Mặt trời

Một nhiếp ảnh gia ghi hình hiện tượng mang tên bom Ellerman trên bề mặt Mặt trời hôm 14/11, tập trung quanh hai vết đen.

Trang Spaceweather.com chia sẻ ảnh chụp vết đen AR3140 trên Mặt trời đang nứt ra kèm theo những vụ nổ bom Ellerman. Nhiếp ảnh gia Sylvain Weiller chụp ảnh hiện tượng hôm 14/11 từ Jerusalem, Israel. Các vụ nổ bom được khoanh tròn trong ảnh. Weiller ghi lại khoảnh khắc hơn chục vụ nổ diễn ra ở vết đen AR3140 (bên trái) và vài vụ nổ ở vết đen AR3141 (bên phải). Tất cả quá trình xảy ra trong 30 giây phơi sáng.


Vụ nổ bom Ellerman tập trung quanh hai vết đen. (Ảnh: Sylvain Weiller).

Bom Ellerman được đặt theo tên nhà vật lý Ferdinand Ellerman, người phát hiện hiện tượng vào năm 1917, cách đây hơn một thế kỷ. Hiện tượng bao gồm các vụ nổ từ nhỏ có độ mạnh bằng khoảng một phần triệu lóa Mặt trời. Tuy nhiên, mỗi vụ nổ bom Ellerman có thể giải phóng năng lượng 1026 erg, tương đương 100.000 quả bom nguyên tử sử dụng trong Thế chiến II.

Những vụ nổ kiểu này thường xuyên xảy ra do tính chất phức tạp của từ trường trên Mặt trời khi các cực tái định hình. Trong quá trình chúng dịch chuyển tới vị trí trái ngược, vật chất Mặt trời va chạm vào nhau và tái kết nối dẫn tới vụ nổ. Các nhà khoa học dự đoán lóa Mặt trời mạnh sắp xuất hiện.

Mặt trời đang trải qua chu kỳ 11 năm khi các cực từ đảo chiều. Giới nghiên cứu quan sát bề mặt Mặt trời suốt hàng thập kỷ nhằm hiểu rõ quá trình này xảy ra như thế nào và tác động tới Trái đất ra sao. Do hoạt động của Mặt trời tăng lên, các chuyên gia nhận thấy số lượng vết đen trên bề mặt ngôi sao cũng tăng theo. Chúng là kết quả do từ trường tập trung ở một số khu vực, tạm thời ngăn cản quá trình đối lưu. Nhiệt độ ở khu vực đó giảm mạnh khiến nó có vẻ tối hơn và được gọi là vết đen. Những nhà nghiên cứu thường quan sát vết đen bởi chúng có thể bùng nổ đồng thời, phun ra luồng hạt lớn gọi là cơn phun trào vành nhật hoa (CNE) hoặc lượng bức xạ cao gọi là lóa Mặt trời.

Khi hướng về phía Trái đất, những sự kiện trên tương tác với lớp trên cùng của khí quyển, tạo thành cực quang đẹp mắt trên bầu trời đêm. Dù khí quyển Trái đất bảo vệ con người khỏi bão Mặt trời, tàu vũ trụ và phi hành gia không được che chắn như vậy. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa thể dự đoán khi nào hiện tượng xảy ra.

Một sợi từ phía trên hai vết đen bùng phát hôm 14/11 và CME sẽ tới gần Trái đất hôm 18/11. Tương tác của CME với khí quyển Trái đất sẽ gây ra một cơn bão địa từ nhỏ, làm mất tín hiệu vô tuyến và điện áp tăng ở nhiều lưới điện.

Cập nhật: 16/11/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video