Bờ biển phía Nam bang Tasmania ở Australia gây ấn tượng với những cột đá liền nhau nhô lên 300m so với mặt nước biển.
Các nhà địa chất học gọi cấu trúc cột đá kỳ lạ ở bờ biển phía nam bang Tasmania là các đolerit với hình dạng thon dài và có 6 cạnh.
Các đolerit hình thành khi đá nóng chảy được đẩy lên từ dưới lòng đất nhanh chóng kết tinh để tạo thành những tinh thể trong đá. Ở nhiệt độ lạnh thích hợp, đá co lại và tại ra các vết nứt.
Những vết nứt cho phép bên trong khối đá được làm mát và kết quả tạo ra nhiều vết nứt hơn. Cuối cùng, một khối đá lớn hình thành với khe nứt dài và có hình 5 hay 6 cạnh.
Các cột địa chất đolerit có đường kính từ vài cm tới vài mét.
Những cột đolerit ở Tasmania dường như được hình thành từ kỷ jura, cách đây khoảng 185 triệu năm. Đây là thời điểm các núi lửa bao phủ 1/3 diện tích bang này.
Các cột đá kỳ lạ này thực chất là một thành của cấu trúc liên tục dài hơn 4.000km kéo dài từ Australia tới Nam Cực.
Cấu trúc đá hình trụ không phải là hiếm và du khách có thể tìm thấy cấu trúc tương tự tại hàng trăm địa điểm trên thế giới như Giant's Causeway ở Ireland, Los Organos ở Tây Ban Nha...