Xung quanh cuộc đời “Nữ hoàng đồng trinh” Elizabeth I tồn tại những giả thuyết thú vị, trong đó có thông tin rằng bà thật ra là nam giới.
Xương của Nữ hoàng Elizabeth I dường như có những điểm khác thường so với người chị em của bà là công chúa Bloody Mary khi nằm trong cùng một ngôi mộ duy nhất tại tu viện Westminster. Nhưng liệu họ có thực sự là thành viên hoàng gia còn lại hay đó là chứng cứ về âm mưu vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh?
Nếu như đó không phải là bộ xương của Nữ hoàng Elizabeth thì trong suốt 4 thế kỷ qua, lịch sử nước Anh được viết lên theo một lời nói dối.
Nữ diễn viên Cate Blanchett hóa thân vào vai Nữ hoàng Elizabeth trong phim “Elizabeth: The Golden Age”.
Theo một cuốn sách mới xuất bản gây tranh cãi, lời nói dối bắt đầu vào một buổi sáng mùa thu 470 năm trước.
Công chúa Elizabeth là con gái cưng nhất của vua Henry VIII Vương quốc Anh, được gửi từ London về làng Cotswold, hạt Gloucestershire để tránh cơn bùng phát của dịch bệnh nguy hiểm. Không may là sức khỏe công chúa vốn không tốt nên bà bị ốm, sốt, nôn mửa và dần dần không còn đủ sức chiến đấu bệnh tật rồi qua đời vào buổi sáng trước khi vua cha đến thăm.
Đúng lúc đó, vua Henry VIII từ London đến thăm con gái yêu đang ở vùng quê. Vị vua 52 tuổi béo phì, tính tình dễ nóng giận sẽ xử trảm tất cả kẻ dưới nếu biết đứa con gái mà ông đang hết mực yêu thương và quan trọng nhất đối với ông đã qua đời.
Gia sư của công chúa Kat Ashley và người giám hộ Thomas Parry không muốn để chuyện đau lòng trên truyền đến tai nhà vua. Trong số 7 người con của vua Henry VIII, 4 người đã chết từ lúc còn ẵm ngửa. Trong số những người con còn lại, hoàng tử Edward mới lên 5 tuổi thường xuyên ốm yếu và công chúa Mary tính tình khó chịu do chưa lập gia đình khi đã ngoài 20 tuổi.
Chỉ có công chúa Elizabeth khi đó mới 10 tuổi là người con mà nhà vua đặt nhiều kỳ vọng nhất. Nhà vua muốn gả Elizabeth cho hoàng tử Pháp hoặc Tây Ban Nha để Anh có thêm đồng minh. Từ đó, những đứa con do công chúa sinh ra sẽ góp phần củng cố thế lực của triều đại Tudor Henry đang rất khao khát.
Nữ diễn viên Helen Mirren đóng vai Nữ hoàng Elizabeth I trong bức ảnh quảng cáo.
Do công chúa Elizabeth qua đời đột ngột nên ông Parry và bà Ashley chắc chắn sẽ bị nhà vua luận tội. Nếu chuyện công chúa qua đời bị phát giác, họ có thể không phải chịu hình phạt chặt đầu nhưng mất mạng là điều khó tránh khỏi trong quá trình tra tấn khủng khiếp nhất có thể xảy ra.
Họ sẽ bị trói lại và kéo qua vũng bùn dài một dặm về phía giàn giáo. Ở đó, họ sẽ bị treo cổ. Ruột của họ sẽ được kéo ra từ các cơ quan trong cơ thể trong lúc còn sống, tay chân của họ cũng sẽ bị để trên hàng rào cây gai để cho các loài chim rỉa thịt.
Do không muốn trải qua tình huống ghê sợ đó, cơ hội sống sót duy nhất của họ là lừa dối nhà vua và có thêm vài ngày để chuẩn bị cho cuộc đào tẩu khỏi đất nước.
Suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu của gia sư Ashley là cố tìm thấy một cô bé ở làng Cotswold có thể đóng giả làm công chúa. Tuy nhiên, không có một bé gái nào trạc tuổi công chúa, chỉ có một bé trai tên là Neville ở ngôi làng nhỏ đó.
Vì không còn thời gian tìm người thay thế, ông Ashley và bà Parry cải trang cho cậu bé Neville nhút nhát, gầy gò thành công chúa Elizabeth xinh đẹp.
Kế hoạch cho người khác đóng giả công chúa của hai kẻ hầu cận cuối cùng đã phát huy tác dụng. Bởi lẽ nhà vua vốn không thường xuyên gặp con gái nên chẳng thể nhận ra điều gì bất thường. Trong căn phòng thênh thang được chiếu sáng bằng ánh nến, nhất là sau một chuyến hành trình vất vả từ London đến vùng nông thôn, nhà vua béo phì rất mệt mỏi để phát hiện ra điểm khả nghi.
Kế hoạch liều lĩnh này cuối cùng cũng thành công trót lọt. Sau đó, nhà vua nhanh chóng trở về London.
Họa sĩ William Scrots vẽ chân dung của “Nữ hoàng đồng trinh” Elizabeth I trong thời gian năm 1546 -1547.
Công chúa Elizabeth từ nhỏ không được các thành viên trong Hoàng gia để ý, quan tâm nhiều do mẹ của bà là hoàng hậu Anne Boleyn bị nhà vua xử trảm từ khi bà còn rất bé.
Chính vì vậy, những người thường xuyên cận kề với công chúa Elizabeth là gia sư và giám hộ. Sau hơn một năm sống ở vùng nông thôn, khi trở về London chẳng có thành viên nào trong Hoàng gia đủ nhanh nhạy để nhận ra sự khác biệt giữa công chúa cũ với người mới trở về hoàng cung.
Từ đây, hai người hầu dạy cho cậu bé Neville mọi thứ để dần trở thành công chúa Elizabeth đích thực khi không tìm được cô bé nào trong làng để thay thế cũng như đảm bảo an toàn tính mạng của họ và người thân trong gia đình.
Lý do thực sự khiến Nữ hoàng Elizabeth I ở giá cả đời mà không kết hôn vì bà là nam giới?
Cuộc đời của công chúa Elizabeth - "Nữ hoàng đồng trinh" nước Anh từ xưa đến nay vẫn luôn được dân chúng hiếu kỳ đưa ra những nhận định khác nhau.
Thậm chí, một số người còn kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIX, thầy tu tìm thấy hài cốt của một bé gái trong trang phục quý tộc ở ngôi làng Cotswold.
Nhiều người từ đó đồn đoán rằng, nữ hoàng hiện tại là nam giới nên mới vĩnh viễn không kết hôn với bất cứ hoàng tử của các nước khi đến cầu hôn. Trong cả cuộc đời của Nữ hoàng Elizabeth, người ta cũng chưa từng thấy nữ hoàng có quan hệ đặc biệt với bất cứ người đàn ông nào.
Chân dung của Nữ hoàng Elizabeth I do nghệ sĩ không rõ tên tuổi vẽ trong giai đoạn năm 1580-1590.
Nữ hoàng Elizabeth được biết tới với những chính sách cai trị cứng rắn, có phần độc đoán. Khi còn sống, bà từng nói: “Ta có trái tim của người đàn ông, không phải của một phụ nữ và không bao giờ biết e sợ điều gì”.
Tác gia người Ailen Bram Stoker (1847-1912) và tác gia người Mỹ Steve Berry (1955) là hai người trong giới văn chương đặc biệt quan tâm tới những câu chuyện ly kỳ về Nữ hoàng Elizabeth. Họ dành ra nhiều năm để nghiên cứu các sử liệu viết về nữ hoàng. Cả hai đều ủng hộ giả thuyết cho rằng công chúa Elizabeth đã bị đánh tráo từ nhỏ và Nữ hoàng về sau thực chất là một người đàn ông.
Một trong những dẫn chứng mà tác gia Steve Berry đưa ra trong cuốn sách của mình đó là khi công chúa gần trưởng thành, một vị gia sư tên là Roger Ascham (người được giao công việc giảng dạy kiến thức cho bà thay cho người làm nhiệm vụ trước đó là bà Ashley) đã rất bất ngờ khi tiếp xúc với công chúa Elizabeth trong quá trình dạy bà.
Trong nhật ký, Ascham từng viết: “Cách tư duy và lối suy nghĩ của công chúa không hề có chút mềm lòng, yếu đuối thường thấy ở phái đẹp. Cô ấy còn có sức mạnh như của một đấng nam nhi. Khi nhìn công chúa Elizabeth, tôi cảm thấy nàng toát lên vẻ nam tính hơn là nữ tính”.
Vào thời kỳ đó, phe ủng hộ hoàng tử Edward lên ngôi vua đã cử người âm thầm theo dõi nhất cử nhất động của hai công chúa Mary và Elizabeth. Một số thư tín bí mật còn lưu lại cho tới hôm nay cho thấy, các mật thám của phe hoàng tử Edward nghi ngờ giới tính thực sự của công chúa Elizabeth.
Tác giả Bram Stoker từng viết: “Những nét nam tính ở nữ hoàng bị đổ lỗi cho quá trình trưởng thành. Tuy vậy, bên cạnh diện mạo, tính cách của Elizabeth cũng thay đổi rất nhiều. Lúc nhỏ, công chúa Elizabeth vốn nhút nhát nhưng khi lên ngôi bà rất cứng rắn và có những chính sách không khoan nhượng. Thuở nhỏ, công chúa sáng dạ, ham đọc và học rất nhanh nhưng về sau công chúa Elizabeth bỗng nhiên tiếp thu chậm hơn khiến gia sư Roger Ascham tốn không ít công sức dạy bà và phải cắt bớt nội dung dạy. Roger Ascham trước đó được biết công chúa là người ham kiến thức, tựa như miếng bông khát nước nhưng khi trực tiếp dạy công chúa ông thấy nàng như một chiếc chén nhỏ, nếu rót nhanh tay thì tràn ngay lập tức”.
Một bức chân dung khác về Nữ hoàng Elizabeth I được vẽ vào khoảng năm 1575.
Đương thời, Nữ hoàng thường ám chỉ rằng, do cha bà là nhà vua Henry VIII có tới 6 người vợ và việc ông xử trảm mẹ bà từ khi bà còn nhỏ đã khiến nữ hoàng không có ý định kết hôn.
Khi qua đời ở tuổi 70, thay vì tổ chức một lễ tang trọng thể cho bà, thi thể của Nữ hoàng Elizabeth I được chôn cất chung với chị gái là nữ hoàng Mary I ở tu viện Westminster.
Từ bấy đến nay, người Anh vẫn tiếp tục đồn đại về những bí ẩn xung quanh Nữ hoàng Elizabeth qua đời vào năm 1603 mà không hề khám nghiệm tử thi.
Chỉ cần sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN sẽ giúp lý giải chính xác về giới tính của "Nữ hoàng đồng trinh" và dẹp tan những truyền thuyết tồn tại bấy lâu. Nhưng cho tới nay, mọi thứ vẫn chưa được sáng tỏ.
Mộ của Nữ hoàng Elizabeth chưa bao giờ bị xâm phạm. Theo ông Berry: "Bây giờ là lúc để mở nắp ngôi mộ của Nữ hoàng và kiểm tra những thứ ở bên trong đó".