Giải mã bí ẩn của khủng long bay

Một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature cho thấy nhiều loài khủng long đã có khả năng bay lượn chứ không phải chỉ có mỗi Archaeopteryx, loài khủng long có lông vốn vẫn được coi là tổ tiên của loài chim ngày nay.

Tuy hiện nay giới khoa học thừa nhận rộng rãi rằng loài chim là hậu duệ của khủng long nhưng cách thức chúng tiến hóa từ loài khủng long ăn thịt đáng sợ thành những con bồ câu hiền hòa vẫn là một chủ đề nghiên cứu gây nhiều tranh cãi.


Khủng long bay Archaeopteryx, tổ tiên của loài chim ngày nay

Khi Amy Balanoff, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Stony Brook, New York, Mỹ bắt đầu nghiên cứu về sự tiến hóa của bộ não khủng long, bà hy vọng sẽ nhìn thấy sự gia tăng đều đặn về kích thước sau khi nhận thấy các loài chim hiện nay có bộ não lớn hơn tổ tiên của chúng.

Nhưng để chứng minh cho giả thuyết này bà cần phải có vài bộ não của khủng long. Hiện chúng ta có rất nhiều sọ khủng long hóa thạch, nhưng phải làm sao mới tái hiện được bộ não của chúng?

Nhà khoa học này đã tìm ra giải pháp, đó là sử dụng công nghệ chụp cắt lớp để tái hiện những gì nằm trong xương sọ của khủng long. Điều này cho phép tạo ra một bộ khuôn ảo của bộ não khủng long.

Bà Balanoff và các đồng nghiệp đã chụp cắt lớp sọ khủng long và các loài chim hiện đại. Sau đó họ sử dụng phần mềm để xây dựng bộ não 3D của chúng và đo thể tích bộ não rồi so sánh với kích thước cơ thể của chúng.


Bộ não khủng long bay được tái hiện bằng chụp cắt lớp

Trong nghiên cứu này bà Balanoff đã xây dựng được bộ não của loài Archaeopteryx và các họ hàng gần của nó như deinonychosaurs và hy vọng sẽ hiểu hơn về sự chuyển biến của bộ não khi loài chim xuất hiện.

Khi phân tích các dữ liệu, bà phát hiện ra rằng kích thước bộ não tăng lên khi những con khủng long này ngày càng giống chim hơn. Tuy nhiên bà cũng rất ngạc nhiên khi nhận thấy bộ não và bộ lông lớn hơn không phải là đặc điểm độc nhất của loài chim hiện đại, một số loài tổ tiên của chúng cũng có những đặc điểm này.

Chẳng hạn như loài Archaeopteryx, tổ tiên loài chim, lại có bộ não nhỏ hơn một số loài khủng long có họ hàng xa với loài chim như loài deinonychosaurs.


Khủng long deinonychosaurs có cánh như loài chim

Bà Balanoff cho rằng điều này có nghĩa một số tổ tiên loài chim đã có kỹ năng bay cơ bản, chẳng hạn như lượn từ cây này sang cây khác.

Bà nói: “Bộ não lớn hơn có nghĩa là chúng có khả năng về thần kinh trong việc định hướng trong các môi trường phức tạp".

Theo Khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video