"Giải mã" biểu tượng hình trái tim

Biểu tượng hình trái tim không thật sự trông giống trái tim con người xét về mặt giải phẫu học, nhưng vì sao vẫn được số đông chấp nhận?

Cho đến nay nguồn gốc của biểu tượng hình trái tim vẫn là một thách thức với giới khoa học.

Theo trang IFLScience, trong nỗ lực mới nhất, một nghiên cứu từ Hà Lan đã đưa ra một số giả thuyết.


Biểu tượng trái tim được sử dụng phổ biến trông không giống một trái tim thật sự của con người - (Ảnh: Shutterstock)

Theo nhà giải phẫu thần kinh người Hà Lan Pierre Vinken và là tác giả nghiên cứu, hình minh họa sớm nhất của biểu tượng hình trái tim cổ điển xuất hiện trong một văn bản từ thế kỷ 13, và có lẽ được truyền cảm hứng từ những mô tả khác thường của triết gia Aristotle về cơ quan này của cơ thể.

Một khả năng khác là biểu tượng trái tim đại diện cho lá của một loài cây khổng lồ đã tuyệt chủng gọi là silphium, từng mọc dọc bờ biển Bắc Phi và được dùng như một loại thuốc tránh thai của người Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Dù là từ nguồn gốc nào thì biểu tượng hình trái tim vẫn không giống trái tim thật sự của con người. Song không ai quan tâm đến điều này, bởi biểu tượng này thường được dùng để diễn đạt hình ảnh "trái tim" theo nghĩa ẩn dụ, tức là để bày tỏ cảm xúc, tình cảm và tình yêu.

Biểu tượng trái tim trở nên phổ biến vào thế kỷ 15, 16. Đến giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học mới nhận ra rằng hình dạng đơn giản hóa của trái tim có thể thật sự được căn cứ vào thực tế giải phẫu.


Biểu tượng trái tim không nói về trái tim, mà về cảm xúc, tình cảm của con người - (Ảnh: Shutterstock).

Bản sao đầu tiên của hệ thống động mạch vành được tạo ra vào những năm 1950. Khi nhựa được tiêm vào động mạch chủ của người chết, dòng chảy nhựa bất ngờ tạo ra hình dạng giống biểu tượng trái tim.

Vài thập kỷ sau, với sự phát triển của các kỹ thuật mới, chất tương phản được tiêm vào động mạch vành tiết lộ chính xác hình dạng trái tim khi tuần hoàn thực sự trông như thế nào.

Những quan sát trên đặt ra các câu hỏi về việc liệu các nhà giải phẫu cổ đại bằng cách nào đó đã nhìn thấy mô hình trên từ hàng nghìn năm trước khi nó được khoa học hiện đại tiết lộ hay không?

Suy đoán về khả năng này, các tác giả nghiên cứu tự hỏi liệu những nhà giải phẫu đầu tiên này có tạo ra các khuôn động mạch vành sau khi chết tương tự hay không, sử dụng vật liệu thô sơ như thạch cao thay vì nhựa?

Thừa nhận rằng giả thiết này mang tính phỏng đoán cao, song nhóm nghiên cứu cho rằng đây có thể là "giả thiết hợp lý nhất để giải thích sự tương ứng chính xác giữa hình ảnh trái tim được sử dụng phổ biến hiện nay của chúng ta với hình ảnh trái tim hồi xa xưa".

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Visual Communication in Medicine.

Cập nhật: 08/05/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video