Giải mã các hành vi tự nhiên của con người

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều hành động dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của chúng ta. Và tất nhiên, nó cũng dễ dàng được giải thích bằng khoa học.

Lừa dối bạn tình

Có rất nhiều lí do để giải thích cho tính không chung thủy của một người nào đó, nhưng theo các nhà khoa học con người còn có gene “lừa dối” trong DNA của mình. Họ đã phát hiện ra một gene được gọi là RS3 334, được hiểu đơn giản là gene ly dị. Trong một cuộc khảo sát gần đây, cả nam và nữ giới được yêu cầu điền vào một bảng chi tiết về cuộc hôn nhân của họ. Kết quả đáng ngạc nhiên rằng, những ông chồng có một hoặc nhiều gene RS3 334 đạt điểm khá thấp và thường gặp khó khăn hay cảm thấy không hạnh phúc với cuộc hôn nhân của họ.

Ôm

Trong cuộc sống, có khá nhiều hành động mà ngay bản thân chúng ta vẫn thường thắc mắc tại sao phải làm như vậy. Thông thường, chúng ta vẫn thường sử dụng hành động ôm như một phương tiện để thể hiện tình cảm của mình với người khác. Nhưng với các nhà khoa học, bản chất của việc ôm thực chất có mối liên kết chặt chẽ với việc sản xuất chất Oxytocin, một loại hormone giúp hình thành sự thu hút và lòng tin. Nó còn được gọi là Hormone tình yêu hay còn gọi là chất hóa học của tình yêu, được tiết ra và chi phối não bộ trong quá trình liên quan đến tình dục và tình cảm. Hormone này khá quan trọng trong việc điều tiết một số hành động của con người và nó cũng có thể được tiết ra qua việc giao tiếp bằng mắt, những cử chỉ hào phóng hay như vỗ một con chó chẳng hạn.

Không thích người lạ

Trẻ em đa phần là sợ tiếp xúc với người lạ, điều này hoàn toàn có thể giải thích được. Vẫn là hormone Oxytocin, nhưng trong trường hợp này, nó giúp chúng ta cảm thấy gần gũi thoải mái với người quen, còn với người lạ nó lại khiến chúng ta cảm thấy không tin tưởng họ. Đã từng có một số nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Một nhóm người tham gia cùng hít oxytocin hoặc các giả dược với chức năng tương tự và tham gia vào một trò chơi tập thể. Nhóm bao gồm những thành viên đã từng quen biết nhau thể hiện tính hợp tác, hoạt động nhóm khá hiệu quả trong khi đó nhóm gồm những người lạ thì lại không được như thế. Điều này cũng có thể bắt nguồn từ tập tính từ xa xưa của tổ tiên chúng ta, khi mà sự sợ hãi, mâu thuẫn giữa các bộ tộc khác nhau khá gay gắt.

Hành động cào, gãi

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta gãi khá nhiều, nhưng điều này mang lại lợi ích gì ? Việc gãi hay chính xác hơn là chúng ta đang bị ngứa, là một cách để cơ thể lại bỏ những tác nhân có hại hoặc những vật thể ở ngoài da. Ví dụ: một con kiến bò lên chân bạn, có thể khiến bạn bị ngứa, và bạn gãi để loại bỏ nó ra. Nhưng đó chỉ là một phần, nhiều khi không hề có con bọ nào ở ngoài da, nhưng chúng ta vẫn gãi để hết ngứa. Vì sao vậy? Theo quan điểm của thuyết tiến hóa, nó thực chất là việc chúng ta loại bỏ tất cả những tác nhân gây hại cho cơ thể mình. Thực tế, nếu không có phản xạ gãi này, thì bản thân chúng ta sẽ gặp nguy hiểm từ nhiều mối đe dọa khác nhau.

Tự tranh luận với bản thân

Cho ví dụ như này, bạn nhận được một thanh socola. Một mặt, bạn rất muốn ăn nó nhưng mặt khác việc tăng cân lại làm bạn lo lắng. Bạn tự nhủ với bản thân rằng: ”Thôi được rồi, mình sẽ ăn thanh socola này và mai đi tập gym vậy”. Vậy thực chất là bạn đang thỏa thuận điều kiện với ai vậy? Về mặt kĩ thuật mà nói, người kia chính là bộ não của bạn. Mức độ gay gắt của cuộc “tranh luận này” với mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Nhưng dưới góc độ khoa học, bộ não của bạn chỉ đang muốn chỉ huy bạn để trở thành một người khác.

Hành động cười

Hành động cười thực chất là một chuỗi các tiếng hò reo, tiếng kêu khi con người bị kích thích hay khi cảm thấy thú vị về một điều gì đó. Có thể nói tiếng cười là một trong những hành động cơ bản nhất trong cuộc sống của chúng ta. Theo các nhà khoa học, cười là một ngôn ngữ giao tiếp giúp chúng ta thể hiện sự vui mừng, hồ hởi, giúp gắn kết mọi người lại với nhau hơn. Điều này cũng giải thích tại sao khi một người cười thì tất cả mọi người xung quanh cũng sẽ cười theo bạn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi ở một mình con người khó cười được hơn.

Cảm thấy mệt vào buổi tối

Hầu hết mọi người đều ngủ vào ban đêm và thức dậy khi trời sáng. Nhưng chính xác thì cái gì điều khiển hành động này?

Câu trả lời chính là Hormone melatonin. Chính nó đã giúp điều hòa đồng hồ sinh học của cơ thể hay chu kì ngủ - thức. Vào buổi sáng, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đã kích thích cơ thể tiết ra các hormone giúp chúng ta có thêm năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Còn khi ở trong bóng tối, tuyến tùng tiết ra melatonin giúp chúng ta cảm thấy dễ ngủ hơn.

Do tuyến tùng không thể nhận biết được ánh sáng nhân tạo nên khi chúng ta ở trong phòng tối hay phòng sáng cũng ảnh hưởng lớn đến đồng hồ sinh học của cơ thể.

Tức giận

Bạn đã từng thắc mắc tại sao con người lại tức giận hay “mất kiểm soát” chưa? Hầu hết khi tức giận, mọi người đều biến thành một con người khác, mọi hành động đều dựa trên bản năng và bộ não của bạn không thể kiểm soát nổi. Điều này bắt nguồn từ hạch hạnh nhân, nằm ở tâm của não và là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người. Nó cũng chính là nhân tố gây ra sự hung hăng và khi khu vực này bị tổn hại, những hành vi thiếu kiểm soát sẽ hoạt động với cường độ lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt những người có các chấn thương, khối u hay dị tật bẩm sinh ở khu vực hạch hạnh nhân, sẽ có xu hướng hành động thiếu kiểm soát, mang khuynh hướng bạo lực nhiều hơn người bình thường.

Theo Tri Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video