Giải mã hiện tượng bí ẩn: Hồn lìa khỏi xác

Ngày 6/10, các nhà khoa học tại Đại học Southampton (Anh) tuyên bố đã khám phá ra bí ẩn của hiện tượng “hồn lìa khỏi xác” sau khi tiến hành cuộc nghiên cứu y học lớn nhất từ trước tới nay trên những người hút chết.

>>> Xem não bộ khi "hồn lìa khỏi xác"

Hiện tượng con người vẫn có những trải nghiệm đầy ý thức về mọi vật xung quanh sau khi tim ngừng đập, não ngừng hoạt động hoàn toàn luôn là một vấn đề đau đầu với các nhà khoa học và gây ra không ít tranh cãi.


Các nhà khoa học tìm ra câu trả lời về hiện tượng "hồn lìa khỏi xác"

Để giải quyết câu hỏi này, các nhà khoa học Đại học Southampton đã dành ra 4 năm trời để nghiên cứu hơn 2000 người trải qua giai đoạn tim ngừng đập hoàn toàn tại 15 bệnh viện ở Anh, Mỹ và Úc.

Họ phát hiện ra rằng, gần 40% số người sống sót sau khi tim ngừng đập mô tả về một dạng “ý thức” vẫn tồn tại trong thời gian họ chết lâm sàng, trước khi tim họ hoạt động trở lại.

Một bệnh nhân đã kể lại rằng, ông đã “thoát xác” hoàn toàn và đứng trong góc phòng theo dõi toàn bộ quá trình các bác sĩ hồi sức cấp cứu cho chính ông trên giường bệnh.

Mặc dù tim ngừng đập và đã “chết” trong suốt 3 phút, tuy nhiên người đàn ông 57 tuổi đến từ Southampton này vẫn nhớ như in hành động của các y bác sĩ và mô tả lại rõ ràng âm thanh của máy móc trong phòng cấp cứu.


Người đàn ông chứng kiến các bác sĩ cấp cứu cho mình từ góc phòng. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Sam Parnia thuộc Đại học bang New York (Mỹ), người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giải thích: “Chúng ta đều biết rằng não không thể hoạt động sau khi tim ngừng đập. Nhưng trong trường hợp này, ý thức con người dường như vẫn tiếp tục tồn tại tới 3 phút sau khi tim ngừng hoạt động, mặc dù bộ não thường "tắt" sau tim chừng 20-30 giây”.

Ông Parnia giải thích tiếp: “Người đàn ông này mô tả lại được mọi thứ diễn ra trong phòng, nhưng quan trọng nhất là 2 tiếng bíp từ một chiếc máy vốn chỉ phát ra âm thanh 3 phút một lần”.

“Như vậy, chúng tôi có thể tính được thời gian tồn tại của ý thức con người sau khi chết. Những gì mà người đàn ông này kể lại rất đáng tin cậy, và chúng đều diễn ra đúng như trong thực tế”, bác sĩ Parnia nói.

Trong số 2.060 ca tim ngừng đập mà họ nghiên cứu, có 330 người sống lại, và 140 người trong số đó cho biết họ cảm nhận thấy ý thức mình vẫn hoạt động trong khi được cấp cứu.

1/5 số bệnh nhân này nói rằng họ cảm nhận được sự thanh bình khác thường sau khi “chết”, trong khi gần 1/3 số người sống lại cho hay thời gian xung quanh như chậm đi hoặc nhanh lên.


Bác sĩ Sam Parnia, người đứng đầu công trình nghiên cứu

Một số người nhìn thấy luồng ánh sáng rực rỡ như một ánh chớp màu vàng hoặc mặt trời tỏa sáng.

Số khác thì có cảm giác sợ hãi hoặc đang chới với dưới nước sâu. Ngoài ra, 13% số người sống sót cảm nhận rõ hiện tượng “hồn lìa khỏi xác”, và cũng chừng ấy người nói rằng các giác quan của họ được tăng cường đáng kể.

Bác sĩ Parnia tin rằng có rất nhiều người đã trải qua cảm giác tương tự khi họ cận kề với cái chết, nhưng những loại thuốc gây mê hay thuốc giảm đau sử dụng trong quá trình cấp cứu đã khiến họ không thể nhớ được trải nghiệm đó.

Bác sĩ này nói: “Chúng tôi ước tính có hàng triệu người đã có những trải nghiệm sinh động về cái chết, nhưng bằng chứng khoa học thu được vẫn còn khá ít ỏi. Nhiều người nói rằng đó chỉ là ảo giác, ảo ảnh, tuy nhiên trong thực tế chúng lại rất khớp với những sự kiện đã diễn ra”.

Nhóm nghiên cứu này dự định sẽ tiếp tục mở rộng công trình của mình tới nhiều đối tượng hơn nữa để có được câu trả lời rõ ràng hơn về hiện tượng “hồn lìa khỏi xác”.

Theo Khampha, Telegraph
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video