Giải mã những bí ẩn khoa học thường ngày

Lâu nay nhiều người trong số chúng ta vẫn lầm tin vào một số quan niệm khoa học hoặc dân gian chưa chính xác. Bạn có tự tin với vốn kiến thức khoa học thường thức của mình không? Hãy cùng xem lại nhé.

Khoa học lý giải những bí ẩn thường ngày

Các loại axit sẽ đốt cháy da và làm biến dạng cơ thể bạn?

Trên thực tế có đến hàng trăm loại axit khác nhau, nhưng hầu hết trong số chúng không đủ mạnh để làm tổn thương da người. Các loại axit thông thường như giấm hay axit citric là những axit rất yếu mà chúng ta vẫn tiêu thụ thông qua các loại thực phẩm hàng ngày. Chỉ có một số loại axit có thuộc tính ăn mòn như axit clohydric, axit nitric hay axit sulfuric là khá nguy hiểm vì chúng sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng khi tiếp xúc.

Các tế bào não không thể tái sinh hay phục hồi?

Lâu nay các nhà khoa học vẫn cho rằng các chức năng phức tạp của bộ não sẽ bị ảnh hưởng nếu nó tự sản sinh thêm tế bào mới. Tuy nhiên, vào năm 1998, họ đã phát hiện ra điều ngược lại. Các trung tâm thần kinh có chức năng lưu trữ trí nhớ và tiếp thụ kiến thức vẫn có khả năng sản sinh tế bào mới. Một tin vui khác là các nhà khoa học cũng đã tìm ra một quá trình tạo ra bản sao tế bào gốc phôi người có thể tự biến đổi thành các tế bào thần kinh. Trong ảnh là một dạng mô phỏng tế bào não

Sét không bao giờ đánh 2 lần ở cùng một chỗ?

Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Các tòa nhà cao tầng mỗi năm bị sét đánh trúng không dưới chục lần. Sét thường hay “ưu tiên” đánh vào các tòa nhà cao tầng và những cây to, còn trên đồng trống chúng có khuynh hướng đánh liên tiếp vài lần vào vật thể nào nhô lên cao nhất trước khi di chuyển đến một mục tiêu khác.

Một nửa mặt trăng luôn tối?

Thực tế, toàn bộ Mặt trăng sẽ được Mặt trời chiếu rọi vào các thời điểm khác nhau. Nhưng đúng là có một phần của Mặt trăng mà chúng ta không bao giờ quan sát được từ Trái đất. Nguyên nhân là do hiện tượng khóa thủy triều (tidal locking) khiến cho Mặt trăng có chu kỳ tự quay đúng bằng chu kỳ quay quanh Trái đất, cho nên nó chỉ luôn hướng 1 mặt về phía Trái đất. Nhưng điều này không có nghĩa là mặt kia của nó luôn tối. Khi ta thấy trăng khuyết tức là lúc này mặt trời đang chiếu phần nhiều vào cái nửa mà chúng ta không thấy được.

Tiến hóa có nghĩa là trở nên tốt hơn, hay đi từ bậc thấp lên bậc cao?

Mặc dù sự chọn lọc tự nhiên thường loại bỏ những gen kém hiệu quả hơn, nhưng có một thực tế là các cá thể kém hoàn hảo lại vượt qua được sự thử thách này. Các loài rêu, nấm, cho đến các loài cá mập và tôm là một trong số những loài hầu như không bị biến đổi gì trong suốt một thời gian dài. Một số loài khác tuy có thay đổi, nhưng lại không phải theo chiều hướng tốt hơn. Một vài biến đổi tỏ ra không còn phù hợp do môi trường sống thay đổi nhanh, do vậy, việc thích ứng được với môi trường mới không đồng nghĩa với việc một loài tiến lên trên nấc thang tiến hóa.

Con người sẽ bị nổ tung trong môi trường chân không ngoài không gian?

Ý tưởng này xuất phát từ các bộ phim khoa học giả tưởng chứ không phải từ thực tế. Con người hoàn toàn có thể tồn tại trong không gian, miễn là trước đó họ đã hít đầy không khí. Việc này sẽ tránh cho phổi khỏi bị vỡ làm cho không khí đi vào các mạch máu. Nếu thiếu không khí con người đầu tiên sẽ bất tỉnh, rồi sau sẽ chết vì ngạt. Do đó các bộ đồ phi hành gia rất quan trọng vì chúng cung cấp dưỡng khí cho các phi hành gia trong môi trường chân không.

Các loại hóa chất tổng hợp rất nguy hiểm?

Thực tế là rất nhiều các hóa chất nhân tạo cũng có thành phần giống hệt với hóa chất cùng loại trong tự nhiên, thậm chí, nhiều chất trong tự nhiên còn độc hại hơn các sản phẩm được tổng hợp từ phòng thí nghiệm. Ví dụ, xyanua là một hóa chất tự nhiên, và ở liều 10.000 mcg nó sẽ gây chết người. Botulism cũng là một chất có trong tự nhiên, và chỉ một lượng nhỏ bằng một ngụm thôi cũng đủ xóa sổ một nửa dân số của 1 thành phố. Một số loài cây thường gặp cũng chứa độc tố nguy hiểm. Ngược lại, đa số các loại dược phẩm là hóa chất tổng hợp, và rõ ràng là chúng giúp kéo dài tuổi thọ của chúng ta.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video