Giải pháp mới ngừa bệnh cho cây có múi

Mấy năm qua, bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ đã gây thiệt hại lớn cho các nhà vườn với số lượng hàng ngàn ha, chủ yếu là cam, quýt. Mới đây, nhiều cơ quan khoa học đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu, đã giúp nông dân phát hiện, điều trị, ngăn ngừa hiệu quả 2 loại bệnh nguy hiểm này.

Kỹ thuật PRC

Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học (Trường Đại học Cần Thơ) đưa vào ứng dụng kỹ thuật PRC (Polymerase Chain Reaction) chẩn đoán bệnh vàng lá gân xanh, giúp phát hiện sớm bệnh trong vài ngày sau khi cây bị nhiễm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan trong vườn ươm, vườn cây ăn trái.

Kỹ thuật được thực hiện theo quy trình: lấy mẫu lá có triệu chứng lốm đốm vàng hoặc lá non rồi trích ADN từ gân lá, gây phản ứng bằng các dung dịch trong bộ thí nghiệm (Kít) để chạy PCR. Cuối cùng, dùng phương pháp điện di để phát hiện vi khuẩn. Nếu mẫu lá cây có múi nhiễm bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu đặc trưng trên phổ điện di.

Để ứng dụng kỹ thuật này, nhà vườn có thể đem mẫu lá đến Viện bất cứ lúc nào, để có biện pháp đối phó ngay, thay vì, phải mất từ 1-3 năm sau trồng cây như trước đây.

Trồng xen ổi với cam, quýt

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng thử nghiệm thành công việc trồng xen ổi Xá lị trong vườn cam sành, hạn chế được rầy chổng cánh, rầy mềm gây bệnh vàng lá gân xanh và trái chín ngược cho cây. Qua thực nghiệm, ổi được trồng xen với cây cam giống sạch bệnh theo phương thức cứ trồng một cây ổi thì trồng cây cam kế cạnh khoảng cách 1,5m, hàng này cách hàng kia 1,5m. Với mật độ trồng 60 cây cam và 60 cây ổi trên diện tích 1.000m2, trong 16 tháng cam ra lá non 6 lần, không có rầy chổng cánh, rầy mềm xuất hiện trong vườn, cam tươi tốt không bị bệnh, do trong lá ổi "có chất đặc biệt" xua đuổi rầy, nên chúng hầu như không xuất hiện trong vườn cam. Trong khi, ở các lô cam không trồng ổi, ít nhiều đều có rầy chổng cánh, rầy mềm xuất hiện.

Cách trồng xen này, ngoài tác dụng xua đuổi hai loại rầy nói trên, còn giúp tăng độ che phủ cho đất, hạn chế được cỏ dại. Ngoài ra, cây ổi trồng xen sau 8 tháng cho trái, nhà vườn có thể hái bán lấy ngắn nuôi dài.

Dùng chế phẩm sinh học Trico

Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) cũng đã đưa ra thị trường sản phẩm chứa nấm Trichoderma (tên thương mại là Trico - ĐHCT), có tính năng phòng và trị bệnh thối rễ trên cây cam, quýt do nấm Fusarium, nấm Phytophthora gây ra (làm thối gốc, thân và trái cây), đồng thời còn có khả năng trị được bệnh mốc hồng do nấm Corticium salmonicolor. Cách phòng và trị bệnh cho cây là cuốc đất tạo thành rãnh tròn xung quanh tán cây, cho xác bã hữu cơ như: bã thực vật, phân gia súc đã hoai… rồi phun thuốc có chứa nấm Trichoderma lên rãnh. Một tuần sau bón thêm vôi để tăng dinh dưỡng cho đất. Từ 10 - 15 ngày sau đó, bón phân hóa học (có thành phần NPK) theo tỉ lệ 1-3-2 để giúp rễ cây mau phục hồi lại. Khoảng 45 ngày sau, cây ăn trái sẽ mọc rễ non. Trong 3 tháng kế tiếp cây sẽ phục hồi, hết vàng lá và cho trái bình thường. Chế phẩm còn có tác dụng phân hủy xác bã thực vật nhanh, giúp tăng độ dinh dưỡng cho cây.

Nhiều nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp), Tam Bình (Vĩnh Long) đã sử dụng trên hàng trăm ha cây có múi, kết quả cây bị bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ phục hồi hơn 70%. Hiện chế phẩm này đã được Bộ NN&PTNT cho phép lưu hành và được Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam chính thức đưa vào quy trình IPM trên cây có múi. 

Theo Báo Nông nghiệp, KH kỹ thuật nông nghiệp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video