Giải thích chi tiết về hồ bơi vô cực trên nóc cao ốc: Cách vào hồ, lỡ cháy thì sao, mưa bão như nào?

Hồ bơi vô cực 360 độ đầu tiên trên thế giới sẽ được xây trên đỉnh tòa nhà 55 tầng và chứa tới 600.000 lít nước. Các nhà thiết kế dự định lắp đặt kính trong suốt dưới đáy hồ để tạo cảm giác như đang bay giữa không trung cho du khách.

Sau khi được giới thiệu, chiếc hồ bơi vô cực 360 độ trên nóc cao ốc ở Anh, cả internet đã dành sự quan tâm đặc biệt tới nó, đặc biệt là tính khả thi của ý tưởng này. Một trong số những câu hỏi lớn được đặt ra là làm sao chui ra vào cái hồ này? Alex Kemsley, nhà thiết kế của hồ bơi độc đáo này đã giải thích kỹ hơn cho chúng ta về cách hoạt động của hồ, đồng thời cho biết các biện pháp đối phó khi có bão, cách hạn chế chim ị vào bên trong hồ,…

Làm sao để vào bơi?

Khi giới thiệu, Kemsley đã giải thích rằng :”Người bơi sẽ ra và vào hồ thông qua “cầu thang xoắn ốc dựng bắt lên từ cánh cửa của một tàu ngầm nằm bên dưới đáy hồ. Bạn có thể hình dung nó giống như một cái ống nằm trong một cái ống lớn hơn. Ống đầu tiên sẽ mở một con đường xuyên qua nước và tạo ra một không gian kín (Airlock). Ống thứ 2 sẽ là nơi đặt cầu thang đi lên mặt nước của hồ. Hệ thống này được điều khiển bởi bộ điều khiển logic lập trình sẵn vốn thường được dùng trong công nghiệp nhằm tự động hoá quá trình đóng mở các van và khoá tại những thời điểm chính xác. Việc chế tạo rất phức tạp nhưng sẽ mang lại trải nghiệm rất đã.”

Tuy nhiên, vẫn rất khó để hình dung vấn đề. Do đó Kemsley đã cung cấp thêm thông tin để làm rõ cách hoạt động của cầu thang xoắn ốc trồi lên từ bên dưới đáy hồ. Như hình minh hoạ bên trên, cơ cấu giúp người ta ra vào hồ sẽ nằm ở một góc của hồ. “Hãy dùng dùng 2 cái ống, một ống nhỏ đặt nằm trong ống lớn hơn. Phần ống bên ngoài sẽ được nâng lên từ đáy hồ và tất nhiên sẽ chứa nước của hồ bơi. Phần nước này sẽ được hút ra và chuyển vào một bể cân bằng (nhiều hồ bơi đều có bể cân bằng để đảm bảo mực nước hồ luôn ở mức cố định dù có nhiều hoặc ít người vào bơi ở các thời điểm). Sau khi nâng lên, phần miệng ống lớn sẽ cao hơn mực nước của hồ khoảng 30cm để nước không tràn vào bên trong nữa."

"Sau đó có một ống khác, khô, không tiếp xúc với nước, bên trong có chứa cầu thang xoắn ốc và ống này được đậy lại bằng một “nắp đậy” nằm ngay trên miệng. Cửa này sẽ được mở ra đồng thời với toàn bộ phần cầu thang trồi lên khoảng ngang với mực nước hồ để người bơi bước lên hồ. Cửa chỉ cho phép mở khi nào khoảng không gian bên trong ống lớn đã được rút hết nước. Sau khi người ta đã bước lên hồ, nắp của ống nhỏ đóng lại. Ống bên ngoài dần thụt xuống và người ta có thể bơi. Toàn bộ quá trình được diễn ra khoảng 30 giây. Mặt khác, bậc trên cùng của cầu thang cũng được thiết kế để nằm ở vị trí giữa hồ sau khi trồi lên, do đó hoàn toàn không sợ chuyện nhảy rơi ra khỏi hồ".

"Sau khi người ta đã vào bơi hoàn toàn. Phần ống bên trong chứa cầu thang xoắn ốc sẽ chạy xuống trước, sau đó nắp đậy đóng lại, phần ống ngoài sẽ được chứa đầy nước trở lại và cuối cùng là chạy xuống. Để lại một chiếc hồ bơi nguyên thuỷ gần như không có gì".

Vào hồ thông qua cái ống có an toàn không?

Kemsley cho biết: “Tất cả đều được điều khiển bằng PLC, một chương trình máy tính được dùng để điều khiển chính xác hoạt động của từng chi tiết như máy bơm, công tắc, đèn, cơ cấu cơ khí,… Trong ống có hàng loạt cảm biến, đảm bảo rằng toàn bộ các cửa, nắp, các chi tiế cơ khí không thể nào tự ý di chuyển khi các khoá an toàn chưa được kích hoạt. Cứ yên tâm là không hề có nước bị rò rỉ xuống toà nhà. Ngoài ra, phần sàn bên dưới còn được gọi là ’sàn ướt’, nghĩa là bất cứ khi nào có nước rò rỉ ra khỏi các ống, nó sẽ được gom lại và đưa vào hệ thống ống thải để đưa xuống hệ thống thoát nước bên dưới".

Điều gì xảy ra khi toà nhà cháy? Chim ị vào thì sao? Nghịch nước có văng xuống bên dưới?

Hãng thiết kế cho biết: “Đây có lẽ là một trong những toà nhà an toàn nhất hành tinh và nếu có cháy, chúng ta đã có sẵn một hệ thống dập lửa từ vòi phun bố trí sẵn, lấy nguồn nước từ hồ chứa bên trong. Chỉ cần mở khoá, dập tắt đám cháy là việc làm cực kỳ đơn giản".

Về tình huống chim ị vào hồ bơi ảnh hưởng tới vệ sinh. Kemsley nói rằng chim có thể ị phân vào đó: “Vẫn có khả năng chim ị vào hồ bơi. Tuy nhiên hồ bơi ở độ cao này thì tỷ lệ đó sẽ thấp hơn rất nhiều so với hồ bơi dưới mặt đất, càng thấp hơn so với hồ bơi gần biển. Do đó nó không phải là mối đe dọa mà chúng tôi quan tâm Trong tình huống có bồ câu ị vào đó, một hệ thống tự động sẽ liên tục theo dõi nồng độ các chất trong hồ, thường là sẽ có clo để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn trong phân bồ câu.

Một câu hỏi khác là liệu có ai tắm hồ nghịch nước và văng xuống đường phố bên dưới. Các nhà thiết kế trả lời rằng bể bơi nằm trên nóc của một toà nhà mà phần thân nhọn dần, bên dưới rộng hơn bên trên, do đó người dân đi bộ xung quanh tòa nhà sẽ an toàn, không bị ảnh hưởng bởi những người bơi quá nhiệt tình bên trên.

Thêm vài thứ khác, do không phải là một chiếc hồ bơi bình thường nên chúng ta sẽ thấy rằng không có sự xuất hiện của nhân viên cứu hộ “truyền thống” theo kiểu ngồi trên một cái ghế cao sát thành hồ. Tuy nhiên bên dưới vẫn có người luôn túc trực để kiểm soát, kiêm theo dõi cửa lên xuống hồ. Ngoài ra, bên dưới nước trong hồ còn được lắp đặt các camera, liên kết với hệ thống machine learning để phát hiện những ai đang ở dưới nước quá lâu, có thể nguy hiểm, từ đó tự đưa ra báo động, nâng cầu thang lên,…

Ngoài ra, Kemsley cũng đã lường trước tới tình huống mưa bão. Ông nói rằng sẽ vẫn cho người ta lên bơi khi có mưa bởi nước hồ luôn được giữ ở mức 30 độ C và bơi trong mưa vẫn là một trải nghiệm rất tuyệt. Tất nhiên sẽ còn nhiều câu hỏi khác xoay quanh chiếc hồ bơi độc đáo này. Kemsley cho biết dự án đã khởi động từ 2017 và hiện ông đang làm việc với các chuỗi nhà hàng khách sạn tại Anh và Dubai để biến nó trở thành hiện thực sớm nhất có thể.

Cập nhật: 23/07/2020 Theo Tinh tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video