Giải thích khoa học về ma cà rồng

Ma cà rồng có mặt ở khắp nơi trong thời gian gần đây kể từ khi bộ tiểu thuyết "Chạng vạng" nổi tiếng được chuyển thể thành phim điện ảnh. Sự khao khát của con người trước bí ẩn quanh ma cà rồng được ví như sự khát máu luôn thường trực trong nhân vật kỳ lạ này.

Ma cà rồng dưới góc nhìn của khoa học

Tại sao ma cà rồng có da trắng bệch?

Theo một số nguồn, giai thoại về ma cà rồng có từ thời của hoàng tử Vlad Tepes (1431 – 1476), người tham gia vào cuộc chiến chống Đế chế Ottoman, giành độc lập cho Romania.

Những chuyện kể cho thấy, các biện pháp trừng phạt kẻ thù của vị lãnh chúa này vô cùng tàn bạo và hiểm ác (như xiên kẻ thù bằng cọc nhọn một cách từ từ, xé nát cơ thể họ hay đốt cho đến chết...) và trên thực tế những hình thức giết người đó cũng chưa được xét vào diện đặc biệt tàn bạo hay khác thường vào thời điểm đó.


Ma cà rồng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và đạo diễn. (Ảnh minh họa)

Mặc dù, những biện pháp tương tự cũng được nhiều thể chế quyền lực thời trung cổ sử dụng với mục đích tra tấn và giết kẻ thù nhưng sự khát máu cùng với những nét tính cách lạnh lùng của Vlad Tepes làm nền tảng cho nhân vật Bá tước Dracula của tác giả Bram Stoker, người đầu tiên đưa ma cà rồng vào văn học.

Trong số đó, làn da trắng bệch của vị hoàng tử Vlad Tepes đã trở thành dấu hiệu đặc trưng cho các nhân vật ma cà rồng tới tận thời hiện đại. Như một thực thể đặc trưng về văn hóa, ma cà rồng đã trở thành một hiện tượng toàn cầu.

Người chết hút máu người sống?

Theo nhà nhân chủng học Paul Barber, tác giả của cuốn “Ma cà rồng, an táng và cái chết”, những câu chuyện về ma cà rồng, dù được thêu dệt ở bất kỳ nền văn hóa nào trên khắp thế giới, đều có những nét tương đồng với ma cà rồng châu Âu. 

Những người dân trung cổ đã thêu dệt câu chuyện về lời nguyền và kết luận khi trở thành ma cà rồng, thì dù bị chôn dưới đất có thể “lật mồ” sống lại và hút máu người khác, bằng chứng là những vết máu ở miệng của xác chết chưa bị phân hủy.

Thế nhưng, sự thiếu hiểu biết về y khoa đã khiến họ đã đánh đồng quá trình phân hủy xác người với một hiện tượng siêu nhiên. Sự thật là, cơ thể người chết có thể bị phân hủy nhưng nếu chôn với một quan tài kín, gỗ tốt, và chôn vào mùa đông, quá trình này sẽ chậm lại từ vài tuần đến vài tháng. Sự mục rữa của ruột tạo ra áp lực đẩy máu lên phía trên miệng, vì vậy khi nhìn vào cơ thể người chết giống như vừa với hút máu.

Những lý thuyết đơn giản này có thể được các bác sĩ và những người làm dịch vụ tang lễ hiện đại hiểu một cách dễ dàng nhưng vào thời Trung Cổ, đó lại là những dấu hiệu để khẳng định rằng ma cà rồng là có thật và đang ẩn nấp đâu đó xung quanh cộng đồng.

Ngoài ra, những ghi chép đầu tiên về sự có mặt của ma cà rồng xuất hiện tại châu Âu từ thời Trung Cổ. Các câu chuyện đều theo đuổi một kiểu mẫu nhất định: vận rủi không giải thích được đeo bám một người, một gia đình, dòng họ hay một thị trấn... mà nguyên nhân có thể là do mùa màng thất thu hay một loại bệnh truyền nhiễm tấn công.

Trước khi khoa học có thể giải thích bằng các hiện tượng tự nhiên và học thuyết về vi trùng, bất kỳ một sự kiện nào không tốt cho con người đều đưa đến một thủ phạm, đó là ma cà rồng. Và ma cà rồng là lời đáp dễ dàng nhất trước những việc xấu xảy đến với người tốt.

Theo Báo Đất Việt (Live Science)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video