Gián điệp cổ đại Trung Quốc từ 2500 năm trước đã sở hữu những vũ khí bí mật cực lợi hại, đó là gì?

Bốn phát minh dưới đây được coi là "tứ đại phát minh" về công cụ gián điệp của Trung Quốc, thu hút rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng tình báo quốc tế.

4 phát minh của gián điệp Trung Quốc cổ đại

Chiếc bình nghe lén

Nghe lén là phương pháp lâu đời nhất được các điệp viên sử dụng để thu thập thông tin tình báo cũng là một khóa học bắt buộc đối với các điệp viên hiện đại. Người Trung Quốc sớm đã nhận ra điều này và đã phát minh ra "chiếc bình nghe lén". Thiết bị nghe trộm thô sơ này xuất hiện sớm nhất vào thời điểm cách đây 2500 năm.

Bình nghe lén ban đầu là một cái lọ có miệng nhỏ và bụng to, trên miệng lọ được phủ một lớp da mỏng, khi sử dụng sẽ được chôn xuống đất. Khi cần phải điều tra, điệp viên sẽ dựa tai vào đó và nghe động tĩnh xung quanh.


Bình nghe lén. (Nguồn: Ttufo).

Trong các trường hợp cần thiết, các gián điệp chuyên nghiệp sẽ phải ngồi trực tiếp trong bình và lắng nghe âm thanh, phương pháp được gọi là "anh thính" (nằm chĩnh mà nghe).

Bình nghe lén là phương pháp thần kỳ nhất khi đối phó với các cuộc chiến vây hãm đường hầm.

Một ví dụ điển hình cho phương pháp này là vào cuối thời nhà Thanh, khi quân đội Hồ Nam tấn công vào thủ phủ Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc (nay là Nam Kinh). Trong thành, quân đội Thái Bình đã chôn những chiếc bình nghe trộm dưới chân tường thành để phát hiện hướng di chuyển của kẻ thù bên ngoài, khiến quân Hồ Nam nhất thời thất bại.

Mật mã phiên thiết

Cuốn "Ngũ Kinh tổng yếu" có ghi chép lại: Các quan lại triều Tống đã thay thế 40 câu quân sự thường dùng bằng 40 ký tự, rồi biên soạn một bài thơ 40 ký tự như một cuốn sách để giải mã các ký tự này.

Đến giữa thế kỷ XVI, các loại phiên thiết mã mới thực sự xuất hiện ở Trung Quốc. Nguyên lý của nó hoàn toàn giống với nguyên lý của mật mã hiện đại nhưng thậm chí còn khó giải mã hơn.

Phiên thiết chú âm xuất hiện vào thời nhà Minh. Phương pháp này sử dụng một chữ để đại diện cho phiên âm của hai chữ khác, nói đơn giản là ghép phiên âm của hai từ thành một từ để che giấu từ gốc.


Ví dụ về phiên thiết mã. (Nguồn: Baidu).

Thích Kế Quang là người phát minh ra phương pháp này, ông là người lãnh đạo quân nhà Minh phòng thủ các vùng bờ biển phía Đông Trung Quốc từ các cuộc tập kích của người Oa khấu vào thế kỷ XVI.

Cuốn sách mật mã do Thích Kế Quang biên soạn được biết đến như một cuốn "mật mã" khó bẻ khóa nhất. Các điệp viên hiện đại ngày nay cũng khó mà giải mã được.

Phèn chua

Trong cuốn ghi chép của vua Huyền Tông, "Mật tả thuật" (kỹ thuật viết giấu tin) được sử dụng rộng rãi trong thời cổ đại. Kỹ thuật này sử dụng một loại mực đặc biệt để đạt được mục đích không để nhìn thấy chữ. Đây thực chất không phải công nghệ gì cầu kỳ mà chính là nước phèn chua.


Phèn chua. (Nguồn: Internet).

Chữ viết bằng phèn chua sau khi khô sẽ không hiện trên giấy, nhưng nếu được nhúng vào nước thì chữ viết sẽ hiện ra.

Thả diều

Diều giấy do Hàn Tín phát minh vào đầu thời nhà Hán có thể được coi loại máy bay trinh thám không người lái sơ khai nhất.

Các trụ và tháp báo hiệu có thể truyền thông tin tình báo, nhưng vẫn không đáp ứng được tất cả các hoạt động gián điệp, đặc biệt là nguy cơ bại lộ của người truyền tin rất lớn. Trong trường hợp bị nhắm đến và nhất thời không thể thoát thân thì sẽ không thể tiếp tục đích thân thực hiện nhiệm vụ.

Vì lý do này, gián điệp Trung Quốc đã nghĩ ra nhiều cách, chẳng hạn như sử dụng chim bồ câu thay thế người truyền tin, nhưng chim bồ câu có nhược điểm là cần phải được thuần hóa.

Ngoài ra, bồ câu không thể đáp ứng được yêu cầu của một số công việc đặc thù. Vì vậy người ta đã phát minh ra "bồ câu diều giấy" không cần thuần hóa để làm công cụ truyền tin tình báo gián điệp.


Diều giấy được sử dụng làm phương tiện truyền thông tin. (Nguồn: Sohu).

Khi đó, Liệt Hầu Trần Hi đã tạo phản chống lại Lưu Bang - hoàng đế của nhà Hán. Hàn Tín đã cấu kết với Trần Hi để sản xuất một con diều bằng giấy như một tín hiệu để bên trong và bên ngoài có thể phối hợp ứng biến. Đây được biết ví dụ sớm nhất về việc sử dụng diều giấy để truyền thông tin.

Làm diều giấy vô cùng đơn giản, hầu như ai cũng có thể tự làm và dễ điều khiển, vì vậy ngay khi được phát minh, chúng đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự và gián điệp.

Theo "Cuộc nổi dậy của Hầu Cảnh" của Nam Bắc triều, Lương thái tử Tiêu Cương, bị quân nổi dậy Hầu Cảnh bao vây ở kinh thành thành Kiến Nghiệp (nay là Nam Kinh), đã sử dụng diều giấy để truyền tin báo cho binh lính và cầu cứu.

Diều giấy tương đối hữu dụng, có thể bay cao, dù có bị địch phát hiện cũng không làm gì được. Thời điểm đó chưa có súng, tên lửa nên cũng khó có thể bắn rơi.

Cập nhật: 10/06/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video