Giao tiếp bằng âm thanh trong lòng đại dương

Một nhóm nghiên cứu quốc tế về âm thanh của các loài cá giống dưới biển sâu mới đây đã phát hiện ra rằng lươn sử dụng một vài nhóm cơ để tạo ra âm thanh có vai trò quan trọng trong việc gọi bạn tình của con đực.

Phát hiện của nhóm nghiên cứu được công bố trực tuyến trên số ra ngày 24 tháng 9 trên tờ Biology Letters. Phát hiện có thể giúp các nhà nghiên cứu có được hiểu biết sâu sắc hơn về giai tiếp bằng âm thanh dưới đáy biển cũng như vai trò của âm thanh đối với tập tính của cá.

Các nhà khoa học Michael L. Fine, Kim Nguyen và Hsung Lin (cả hai là nghiên cứu sinh thuộc đại học Virginia Commonwealth) đã cộng tác với Eric Parmentier thuộc đại học Université de Liège (Bỉ). Họ đã nghiên cứu dây thanh âm ở lươn nâu vàng Lepophidium profundorum – loài lươn sống ở Đại Tây Dương.

Fine, giáo sư khoa Sinh học thuộc đại học Virginia Commonwealth, cho biết: “Chúng ta chỉ mới biết rất ít về hình thức giao tiếp bằng âm thanh dưới đại dương bởi rất khó có thể quan sát được cá trong môi trường dưới biển. Dựa trên giải phẫu, lươn là một trong những loài chính phát ra âm thanh. Chúng sử dụng cơ thanh âm khác thường đi thành cặp đối kháng nhau, các cơ này thường lớn hơn ở con đực”. 

Lươn nâu vàng. Con lươn có màu nâu nhẹ với các đốm trắng trên mình. (Ảnh: Photo courtesy of Kim Nguyen/VCU)

Rất nhiều loài cá sử dụng cơ quan được gọi là bong bóng để tạo ra âm thanh. Theo Fine, lươn nâu vàng sử dụng hai cặp cơ xoay quanh gân, hình thức này giống như có cánh vậy. Bong bóng lúc đó sẽ bị kéo căng. Cặp cơ đối kháng sau đó sẽ khôi phục bong bóng trở về vị trí ban đầu.

Trong các nghiên cứu thực hiện ngoài mùa giao phối, các nhà nghiên cứu nhận thấy các cơ trung gian bé nhỏ thì phát triển lớn hơn ở con lươn cái, điều này khá là bất ngờ do lươn đực thường phát âm thanh nhiều hơn co cái.

Nhóm nghiên cứu sau đó đã tìm hiểu lươn sau mùa giao phối mùa hè và phát hiện thấy khối lượng cơ trung gian tăng lên gấp 4 lần và nặng hơn nhiều ở con đực so với con cái.

Fine nói: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy cơ trung gian dường như mang một vai trò nổi bật trong việc phát ra tiếng gọi tìm bạn tình của con đực, có lẽ hoocmon giới tính của con đực đã khiến cơ tạo ra âm thanh phát triển”.

Theo ông cá thường tạo ra âm thanh vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng hai dạng âm thanh phổ biến nhất thường được tạo ra để tán tính hoặc để khiêu chiến.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video