"Giấy điện tử" đang xích lại gần giới tiêu dùng

Giấy điện tử” từ lâu được coi là tương lai của báo giấy và sách vở nhưng thời gian qua, những sản phẩm như sách điện tử (e-book) vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người tiêu dùng. Thực tế này có thể sớm đổi khác, theo các chuyên gia hàng đầu thế giới về công nghệ giấy điện tử.

Trong khi các công ty Internet đua nhau đưa sách lên mạng và mở thư viện trực tuyến thì tập đoàn E Ink của Mỹ, vốn tách ra từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cách đây 1 thập niên, đang ăn nên làm ra với màn hình hiển thị di động có thể gập được, mô phỏng giấy trắng thường để chứa đựng những quyển sách dày cộm. “Năm ngoái, có 9 công ty ra mắt sản phẩm dựa trên công nghệ giấy điện tử. Chín tháng qua, doanh số của chúng tôi tăng từ hàng chục ngàn lên hàng t

Đồng hồ - vòng xuyến của Seiko là đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới sử dụng màn hình giấy điện tử màu, có khả năng hiển thị 4 màu. (Ảnh: Technology News)

riệu sản phẩm”, ông Russel Wilcox, chủ tịch E Ink cho biết. Doanh thu hàng năm của E Ink trong 3 năm qua tăng bình quân 200 đến 300%.

Trong số những sản phẩm ra mắt năm 2006 có Reader tablet của Sony với màn hình hiển thị trắng – đen có thể đọc được dưới ánh sáng Mặt trời hoặc trong phòng chiếu sáng mờ, gần như từ mọi góc độ – cũng giống như giấy thường. Mặc dù ngày càng dẻo hơn và tiết kiệm năng lượng nhưng màn hình hiển thị vẫn còn một số hạn chế như chỉ tạo ra hình ảnh đơn sắc và không thể hiển thị hình ảnh video – những tính năng cần để hấp dẫn giới tiêu dùng, đặc biệt là những công ty quảng cáo. Ông Wilcox cho biết E Ink hiện đang thử nghiệm màn hình màu có thể ứng dụng cho tạp chí điện tử và báo giấy điện tử. Sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường trong năm tới.

Hiện nay E Ink đang sở hữu hơn 100 bằng sáng chế về công nghệ in electrophoretic (điện chuyển) để chế tác giấy điện tử. Dòng điện thoại di động Motofone giá rẻ của Motorola đang sử dụng công nghệ độc đáo này bởi tính năng tiêu hao ít năng lượng và phản quang đặc biệt bất kể dưới ánh nắng chói chang. Đồng hồ đeo tay của Seiko Epson, thẻ nhớ flash và nhiều thiết bị điện tử khác cũng ứng dụng công nghệ electrophoretic.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng E Ink cần tạo bước nhảy về mặt công nghệ hướng đến tính năng hiển thị hình ảnh màu và video trước khi đưa sản phẩm đến với số đông người tiêu dùng. Một khi đạt điều này, sản phẩm giấy điện tử của E Ink có thể thay thế màn hình tinh thể lỏng (LCD) đồng thời cách mạng hóa thói quen đọc sách báo. Những biển quảng cáo điện tử, chẳng hạn, sẽ không còn cồng kềnh và tốn kém nhiều chi phí dựng. Với công nghệ giấy điện tư, chúng có thể được treo trên bất kỳ mặt phẳng nào và có thể được gập lại dễ dàng.

Một thách thức đối với những sản phẩm như sách điện tử là số sách trực tuyến cho phép tải ở Mỹ và châu Âu vẫn còn tương đối ít. Tuy nhiên, Sony cho rằng thực trạng này sẽ thay đổi khi người đọc nhận ra sự tiện lợi của việc sử dụng một thiết bị để lưu trữ hàng trăm đầu sách, và khi tốc độ truy cập Internet không ngừng được cải thiện. “Ngày càng có nhiều thứ được đưa lên Internet”, David Seperson – giám đốc phụ trách sản phẩm Reader của Sony nhận xét. “Chúng tôi nhận thấy mức độ tăng trưởng thật sự ở lĩnh vực văn bản số. “Sắp tới, người đọc sẽ không cần phải dán mắt vào màn hình máy tính. Nhờ có giấy điện tử, bạn có thể “bốc” những nội dung yêu thích ra khỏi Internet, và mang theo đến bất kỳ nơi đâu để đọc”.

Sản phẩm mới của Fujitsu được xem là giấy điện tử màu uốn cong đầu tiên trên thế giới có chức năng nhớ hình ảnh. (Ảnh: Reuters, AP)

VIỆT QUỐC

Theo Reuters, Stuff, Báo Cần Thơ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video