Giới chức Nhật đang chuẩn bị đổ nước nhiễm phóng xạ sau vụ Fukushima xuống đại dương?

Thảm hoạ kép động đất - sóng thần năm 2011 đưa đến sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Các chuyên gia của Nhật đã mất nhiều năm trời để tìm cách xử lý hậu quả và giờ đây, họ đang chuẩn bị làm thứ gì đó lớn hơn: đổ hơn 1 triệu tấn nhước ô nhiễm từ nhà máy xuống biển. Tất nhiên, lượng nước này sẽ được xử lý, các chẩ độc hại sẽ được lọc đi nhưng người ta lo ngại rằng, không phải tất cả các mối đe doạ đều được loại bỏ. Và hoàn toàn có thể hiểu vì sao ngành công nghiệp đánh bắt hải sản của khu vực đang kịch liệt phản đối kế hoạch nói trên. Fukushima là thảm hoạ vẫn còn đang tiếp diễn, cứ mối ngày, có thêm 170 tấn nước thải phóng xạ được sản sinh.

Vấn đề là sau khi thảm hoạ sóng thần xảy ra và phá huỷ nhà máy điện hạt nhân, người ta cần liên tục đưa vào một lượng nước làm mát để ngăn không cho các thanh nhiên liệu bên trong lõi của lò phản ứng bị tan chảy, và ngày qua ngày, lượng nước này đang bắt đầu tăng lên đến mức vượt qua tầm kiểm soát. Cho đến nay, chủ thầu của nhà máy, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đã phải chứa hơn 1,23 triệu tấn những thứ độc hại này trong 1.044 bể chứa khổng lồ. Đây thực sự là những con số đáng kinh ngạc và TEPCO dự đoán rằng đến năm 2022, sẽ không còn chỗ để dựng số nước thải nói trên.

Theo nguồn tin của Japan Times, Chính phủ Nhật Bản hiện đã sẵn sàng để bắt đầu kế hoạch đổ lượng nước ô nhiễm đó ra Thái Bình Dương, một chương trình kéo dài hàng thập kỷ. Tất nhiên, TEPCO sẽ không đơn thuần mà đổ lượng nước đó xuống biển. Công ty này sẽ sử dụng một hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để loại bỏ hầu hết các chất gây ô nhiễm khỏi nước. Đồng vị hydro tritium sẽ là thứ không thể bị loại bỏ bởi ALPS. Đây được cho là một hạt nhân phóng xạ có nguy cơ thấp dẫn đến các bệnh như bạch cầu hay ung thư.

Trên thực tế, cuộc tranh luận về việc phải làm gì với toàn bộ nguồn nước bị ô nhiễm này đã diễn ra sôi nổi trong 7 năm qua. Tháng 9/2019, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada lần đầu tiên chia sẻ với công chúng về vấn đề này, khẳng định “quan điểm đơn giản” của ông giải pháp nói trên sẽ là con đường đúng đắn nhất. Vào đầu năm 2020, một hội đồng chuyên gia do chính phủ ủy nhiệm cũng đánh giá kế hoạch đổ nước thải đã qua xử lý xuống biển là một cách khả thi. Một nghiên cứu từ Viện Hải dương học Woods Hole được công bố hồi tháng 8 vừa qua đã cảnh báo về khả năng các chất gây ô nhiễm nguy hại tiềm ẩn khác trong nước thải, cụ thể là carbon-14, coban-60 và strontium-90, vẫn có thể được thải vào Thái Bình Dương.

Cập nhật: 25/10/2020 Tinh tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video