Giới khoa học chưa thể giải thích vật thể hình điếu xì gà trên vũ trụ

Các nhà khoa học cho biết vật thể hình điếu xì gà có nhiều yếu tố phức tạp. Nó có thể là tàu vũ trụ của người hành tinh, do các đặc điểm không giống với sao chổi.

Vào tháng 10/2017, nhà thiên văn học Robert Weryck cùng đồng nghiệp Marco Micheli tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) phát hiện ra vật thể hình điếu xì gà đã bay ngang qua Mặt Trời vào ngày 9/9 cùng năm, với tốc độ khoảng 315.000 km/giờ và nhanh chóng hướng ra ngoài Hệ Mặt Trời.

Bằng cách tính toán quỹ đạo bay của nó, họ xác định vật thể này phải đến từ bên ngoài Hệ Mặt Trời. Ban đầu, vật thể hình điếu xì gà bị gắn mác sao chổi và sau đó là tiểu hành tinh. Tuy vậy, nó mang đến những đặc điểm khiến các nhà khoa học cảm thấy hoang mang.


Quỹ đạo bất thường của Oumuamua khiến các nhà khoa học phải chú ý. (Ảnh: BBC).

Cụ thể, các nhà khoa học ước tính nó có chiều dài không quá 914 m cùng chiều rộng khoảng 121 m. Nhìn chung, vật thể hình điếu xì gà màu gỉ sắt này có chiều dài nhất gấp 7 lần chiều rộng và quay trên trục của nó sau 7,4 giờ, theo NBC News. Tất nhiên, đây là một sự bất thường chưa từng được ghi nhận. Vì vậy, nó được đặt cho biệt danh là “Oumuamua”, nghĩa là "sứ giả xa xôi đầu tiên" trong tiếng Hawaii.

Sau khi phân tích quỹ đạo của nó, các nhà thiên văn học tin rằng Oumuamua đến từ hướng của chòm sao Lyra, nơi chứa ngôi sao sáng Vega. Khi nó đến được Hệ Mặt Trời, vật thể này hướn về phía Mặt Trời theo tác động hỗ trợ trọng lực, đưa nó đi qua Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh. Nếu theo quỹ đạo này, nó sẽ đến được chòm sao Pegasus.

Tuy vậy, khi nó lao đi, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Oumuamua đã tăng tốc độ một cách bất thường. Trong một bài báo do Micheli làm đồng tác giả cho tạp chí Nature, ông và các nhà thiên văn học kết luận rằng có điều gì đó đang ảnh hưởng đến quỹ đạo và tốc độ của Oumuamua.

Đồng tác giả Davide Farnocchia từ Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) cho rằng tốc độ bất thường là kết quả của các tia khí tự nhiên phóng ra từ bề mặt (được gọi là outgassing), hoạt động giống như động cơ đẩy trên tàu vũ trụ.

Song, điều đáng chú ý là Oumuamua được cho hoàn toàn rỗng bên trong. Karen Mectors, một đồng tác giả khác của bài báo và là nhà thiên văn học tại Đại học Hawaii cùng nhóm nhà khoa học Olivier Hainaut của ESA đều đồng ý rằng vật thể này không có dấu hiệu thoát khí. Do đó, giả thuyết trên không có tính xác thực.


Vật thể hình điếu xì gà có kết cấu bằng vật liệu rất hiếm trong vũ trụ. (Ảnh: Getty Images).

Ngoài ra, một số phát hiện gần đây cho biết kích thước của vật thể này nhỏ hơn nhiều so với ước tính ban đầu. Cụ thể, theo ước tính mới nhất, Oumuamua chỉ có chiều dài khoảng 458 m cùng chiều rộng không quá 121 m. Khi quan sát kỹ, hình dạng của vật thể này giống như một chiếc bánh kếp hơn là một điếu xì gà.

Một số nhà khoa học tin rằng Oumuamua có cấu tạo bằng nitơ thể rắn, một dạng băng được nhìn thấy trên bề mặt của Diêm Vương Tinh và vệ tinh tự nhiên Triton. Trong khi đó, những người khác lại cho rằng điều này rất khó xảy ra vì nitơ tinh khiết rất khan hiếm trong vũ trụ.

Sau cùng, nhà thiên văn học Avi Loeb thuộc Đại học Harvard cho rằng Oumuamua là một loại công nghệ của người ngoài hành tinh. Nó có thể là một tàu thăm dò cũ hoặc một cánh buồm, lý giải cho gia tốc bất thường của nó khi rời khỏi hệ mặt trời.

Cập nhật: 22/09/2022 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video