Các nhà khoa học Mỹ đang ấp ủ kế hoạch biến những con chim đã chết thành máy bay không người lái, sử dụng cho mục đích tuần tra, theo dõi.
Lĩnh vực khoa học luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ thú vị. Mỗi ngày trôi qua, luôn có những điều mới mẻ được phát hiện, những công trình nghiên cứu hữu ích được công bố.
Gần đây nhất, tại Diễn đàn Khoa học Công nghệ 2023 của Viện Hàng không và Du hành vũ trụ Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã gây chú ý khi trình bày cách để biến những con chim chết thành những chiếc thành máy bay không người lái với hình dáng và hành vi hệt như những con chim khi con sống.
Với các đặc điểm trên, những máy bay này được liệt vào loại Ornithopter - máy không người lái biết vỗ cánh. Sự ra đời của những “máy bay chim” được xem là tiền đề để chế tạo các loại máy bay gián điệp ít dựa vào vật liệu nhân tạo hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng xác chết của chim cũng mang lại nhiều lợi thế cho máy bay, vì cơ thể của chúng vốn đã sinh ra để dành cho việc bay lượn.
Việc sử dụng xác chết của chim cũng mang lại nhiều lợi thế cho máy bay, vì cơ thể của chúng vốn đã sinh ra để dành cho việc bay lượn.
Nhìn xa hơn, thiết bị mới này có thể được sử dụng trong lĩnh vực quân sự, giúp quân đội theo dõi kẻ thù một cách tinh vi hơn bởi rất khó để phân biệt chim đã gắn động cơ máy bay với chim thật.
Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu này cũng không tránh khỏi một vài khuyết điểm. Ví dụ, tiếng động cơ vẫn còn khá lớn, các thử nghiệm cũng chứng minh rằng những máy bay không người lái này không phải là phương tiện bay hiệu quả nhất từ quan điểm khí động học.
Phản hồi về vấn đề này, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã xem xét hoạt động bay thực tế của các loài chim và xác định được một số yếu tố có thể giúp mang lại khả năng bay hiệu quả hơn cho thiết bị.
Ví dụ, họ nhận thấy rằng khi các máy bay chim bay theo đội hình chữ V giống như các loài chim di cư, các thiết bị này có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng tới 70%.
Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu, việc thay thế một số bánh răng trong những chiếc máy bay này có thể giúp giảm tiếng ồn và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
Tiến sĩ về kỹ thuật cơ khí Mostafa Hassanalian - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết: "những thiết bị bay không người lái nói trên có thể giúp cứu sống con người, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Nhóm nghiên cứu của ông đã dành hai năm qua để phát triển các mẫu thiết bị bay không người lái mô phỏng các loài chim như chim trĩ, vịt cổ xanh và bồ câu. Những thiết bị bay nói trên hiện trong quá trình thử nghiệm và nhóm nghiên cứu đang xin giấy phép để vận hành thử các thiết bị này ở ngoài trời, cùng với những con chim thật".
Theo báo USA Today, ngoài việc giúp tránh va chạm giữa chim và máy bay, các thiết bị này còn có thể được sử dụng để nghiên cứu về các đàn chim, màu sắc và cách thức giao tiếp của chúng, cũng như các hệ sinh thái tự nhiên khác.