Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Giun ăn thịt xâm lấn "lục địa già"

Sự sinh sôi nảy nở của một loài giun ngoại lai có nguồn gốc từ Argentina đang đe dọa các loài động vật hoang dã bản địa ở châu Âu.

Loài giun dẹp nhày nhụa có tên khoa học Obama nungara, vô tình được nhập vào châu Âu qua việc mua bán cây cảnh, hiện đã có mặt 72 trên 96 vùng đô thị của Pháp, cũng như nhiều nước khác trong khu vực như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Bỉ và Vương quốc Anh.


Obama nungara ăn thịt ốc sên và giun đất. (Ảnh: Pierre Gros).

Sinh vật dài khoảng 7,5 cm, màu vàng nâu và có hàng trăm con mắt nhỏ nằm dọc cơ thể. Chúng chuyên ăn thịt ốc sên, giun đất và một số loài động vật không xương sống khác bằng cách nuốt chửng con mồi.

Các nhà sinh vật học Anh cảnh báo loài ngoại lai gây hại này có thể "quét sạch" 20% số lượng giun đất bản địa. Đó sẽ là mất mát lớn đối với ngành nông bởi giun làm tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất và được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giảm nguy cơ ngập úng vì đào bới đất, hỗ trợ thoát nước.

"Obama nungara là mối đe dọa lớn nhất trong tất cả các loài giun dẹp xâm lấn hiện có ở lục địa già", Giáo sư Jean-Lou Justine, nhà động vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris nhấn mạnh. "Sự phân bố rộng rãi cùng với đặc tính săn mồi chúng có thể đe dọa hệ sinh thái đất và đa dạng sinh học ở châu Âu".

Cập nhật: 11/02/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video