Hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê đã tuyệt chủng

Các cơ quan chức năng liên bang chính thức xác nhận những gì các nhà khoa học dự đoán từ lâu: Loài hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê đã phải chịu chung số phận với loài chim cưu đã tuyệt chủng.

Các nhà sinh học cảnh báo hải cẩu Hawai và Địa Trung Hải có thể sẽ là những loài ra đi kế tiếp khi con người vẫn cứ săn bắn các sinh vật yếu đuối để nghiên cứu, lấy thịt hay mỡ.

Lần cuối người ta nhìn thấy một con hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê là vào năm 1952 ở vùng Jamaica và bán đảo Yucatan (Mexico). Cơ quan National Oceanic Atmospheric Administration's Fisheries Service (NOAA) chính thức tuyên bố loài sinh vật này đã tuyệt chủng vào thứ Sáu vừa qua.

Kyle Baker – nhà sinh học làm việc cho NOAA's Fisheries Service tại khu vực đông nam – cho biết hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê là loài hải cẩu duy nhất bị con người làm cho tuyệt chủng.

Vào năm 1967, lần đầu tiên hải cẩu Ca-ri-bê được phân loại vào nhóm loài bị đe dọa. Các chuyên gia động vật hoang dã đã tiến hành điều tra một vài lần phát hiện hải cẩu Ca-ri-bê mấy thập kỉ vừa qua nhưng các cơ quan chức năng lại xác nhận đó là loài hải cẩu khác.

Cơ quan liên bang tuyên bố chỉ còn dưới 1200 cá thể hải cẩu thầy tu Hawai và chưa đầy 500 con hải cẩu thầy tu Địa Trung Hải. Số lượng của chúng vẫn đang tiếp tục suy giảm.

Hải cẩu Hawai. (Ảnh: www.kauaimonkseal.com)

Baker cho biết: “Hy vọng chúng ta rút được bài học từ sự kiện hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê tuyệt chủng, qua đó bảo vệ nghiêm ngặt hơn hai loài hải cẩu họ hàng là Hawai và Địa Trung Hải”.

Quần thể hải cẩu Hawai được NOAA bảo vệ cũng đang suy giảm số lượng dần dần với tỉ lệ 4% mỗi năm. Cơ quan này dự đoán số lượng cá thể hải cẩu sẽ giảm xuống còn chưa đầy 1000 trong vòng 3 đến 4 năm tới, khiến nó trở thành loài động vật biển có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

“Khi lượng cá thể còn lại quá ít, số phận của chúng trở nên bấp bênh. Chúng dễ bị đe doạ bởi dịch bệnh hoặc sự săn đuổi của cá mập”.

Vicki Cornish – chuyên gia động vật hoang dã tại cơ quan Bảo vệ đại dương – nói rằng số phận loài hải cẩu Ca-ri-bê là tiếng chuông cảnh tỉnh nhằm kêu gọi bảo vệ các quần thể hải cẩu còn sót lại.

“Chúng ta phải hành động ngay lập tức nhằm giảm thiểu nguy cơ đe dọa các quần thể hải cẩu thầy tu đang tồn tại trước khi quá muộn. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự cân bằng của đại dương. Chúng ta không thể chần chừ thêm được nữa”.

Hải cẩu thầy tu đặc biệt nhạy cảm với tác động của con người. Chúng đã bị lấy đi những bãi biển và cả nguồn cung cấp thức ăn.

“Trước kia Hawai, Ca-ri-bê và vùng Địa Trung Hải từng có trữ lượng cá rất dồi dào, nhưng các khu vực đó hiện nay đã trở thành vùng khai thác thủy sản lớn. Hải cẩu phải ăn hầu hết mọi thứ, như sứa hay cá có vây. Tuy thế nguồn thức ăn của chúng đang dần cạn kiệt, chúng phải cạnh tranh với cả con người”.

Chú hải cẩu thầy tu Hawai có tên Nuka nhô đầu lên trên mặt nước (ảnh chụp thứ Hai ngày 02 tháng 03 năm 1998 tại Công viên thủy sinh Waikiki tại Honolulu). Cơ quan National Oceanic Atmospheric Administration's Fisheries Service (NOAA) chính thức tuyên bố loài hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê đã tuyệt chủng vào thứ Sáu ngày 06 tháng 06 năm 2008. Quần thể hải cẩu Hawai được NOAA bảo vệ cũng đang suy giảm số lượng dần dần với tỉ lệ 4% mỗi năm. Cơ quan này dự đoán số lượng cá thể hải cẩu sẽ giảm xuống còn chưa đầy 1000 trong vòng 3 đến 4 năm tới, khiến nó trở thành loài động vật biển có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. (Ảnh: AP/ Tony Cheng)

Hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê lần đầu tiên được phát hiện trong hành trình thứ hai của Christopher Columbus vào năm 1494. Quần thể này từng đạt đến con số cá thể là 250.000. Nhưng chúng nhanh chóng trở thành mục tiêu lý tưởng cho cánh thợ săn do thường có thói quen nằm nghỉ, sinh sản hay nuôi con trên bãi biển.

Từ những năm 1700 đến 1900, hải cẩu bị săn bắt chủ yếu để lấy mỡ chế biến dầu bôi trơn hoặc phủ ngoài đáy tàu. Da hải cẩu được sử dụng làm tấm lót xe hơi, may quần áo, đai hoặc túi xách.

Hải cẩu thầy tu Hawai đang bị đe dọa cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau, trong đó bao gồm những đống đổ nát dưới biển, sự thay đổi khí hậu hay các hình thức phát triển vùng bờ biển.

Khoảng 80 đến 100 cá thể hải cẩu Hawai sống tại các đảo chính, còn 1100 cá thể tập trung tại các đảo phía tây bắc không có người đồng thời là bảo tàng động vật biển quốc gia.

Nhà sinh vật học Bud Antonelis cho biết NOAA's Fisheries Service mới đây đã lên kế hoạch phục hồi số lượng cho loài hải cẩu thầy tu Hawai.

“Nhưng chúng ta vẫn cần trợ giúp từ các tổ chức và công chúng nếu muốn có được một cơ hội cứu loài hải cẩu khỏi thảm họa tuyệt chủng. Thời gian đang dần cạn kiệt”.

Đối với loài hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê, NOAA cho biết họ đang tiến hành rút tên loài hải cẩu này ra khỏi danh sách các loài bị đe dọa. Tên loài sẽ được rút ra khỏi danh sách khi các quần thể của chúng không còn gặp nguy hiểm nữa hoặc chúng bị tuyên bố tuyệt chủng. 

Trà Mi (Theo Physorg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video