Hải cẩu từng sống trên cạn

Các nhà khoa học Canada vừa tìm thấy mắt xích còn thiếu trong quá trình tiến hóa của hải cẩu và hải mã. Đó là hóa thạch của một loài động vật giống rái cá, có màng ở chân và có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước. 

Hải cẩu từng di chuyển được cả trên cạn và dưới nước. Ảnh: Reuters.


Một nhóm chuyên gia cổ sinh vật học của Bảo tàng Tự nhiên Canada tìm thấy hóa thạch trong lòng hồ khi thám hiểm đảo Devon, thuộc Bắc Cực vào năm 2007. Tỷ lệ nguyên vẹn của hóa thạch là 65%. Loài động vật cổ xưa này được gọi là Puijila darwin hay hải cẩu biết đi có kích thước 110 cm từ mũi tới đuôi.

Cơ thể của nó khá giống rái cá, song chiếc sọ lại giống hải cẩu. Đây là động vật có vú ăn thịt với hàm răng lớn, mõm ngắn, hàm khỏe, thân hình thon dài, chân màng. Chiếc đuôi dài cho phép Puijila darwin di chuyển trong nước với tốc độ lớn. Hải cẩu biết đi sống trong hồ nước ngọt cách đây chừng 20-24 triệu năm, có thể di chuyển dễ dàng trên cạn, dưới nước và thuộc nhóm động vật chân vây.

Tuy nhiên, đây không phải là tổ tiên trực tiếp của hải cẩu ngày nay. Giới cổ sinh vật học tin rằng nhóm động vật chân vây (hải cẩu, sư tử biển, hải mã) từng sống trên cạn trước khi xuống biển. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu do không có bằng chứng.

Trước đây người ta nghĩ động vật chân vây tiến hóa từ Enaliarctos - một nhóm gồm 5 loài từng sống dọc theo bờ biển phía tây của Bắc Mỹ trước khi xuống nước. Enaliarctos là nhóm động vật chân vây cổ xưa nhất mà giới cổ sinh vật học từng phát hiện. Tuy sống cùng thời với hải cẩu biết đi nhưng chúng đã có chân chèo và dáng thuôn (phù hợp với cuộc sống dưới đại dương). 

Nhà khoa học Natalia Rybczynski nghiên cứu hóa thạch của hải cẩu biết đi. Ảnh: Reuters.


“Enaliarctos không nói lên điều gì về sự tiến hóa của động vật chân vây, dù chúng tôi biết chúng tiến hóa từ động vật có vú trên cạn. Vì thế, hóa thạch mà chúng tôi tìm thấy là mắt xích còn thiếu trong quá trình chuyển từ trên cạn xuống nước của hải cẩu”, Natalia Rybczynski, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu rất muốn biết tại sao hải cẩu biết đi lại mất chiếc đuôi dài khi xuống nước. Khi một số loài động vật có vú, như cá voi và lợn biển, chuyển từ trên cạn xuống dưới nước, chúng vẫn giữ lại chiếc đuôi. Vì một lý do nào đó động vật có chân vây đã không làm như vậy. "Giờ đây chúng tôi biết chúng được quyền lựa chọn, nghĩa là chúng có đuôi nhưng không dùng đến nó”, Rybczynski nhận xét.

Theo VnExpress (Reuters)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video