Người cổ đại lên men trái cây làm rượu, uống bằng máng để giao tiếp và tạo sự tin tưởng nhau.
Một nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều máng lớn làm bằng đá tại một ngôi đền ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, có từ 10.000 năm trước. Dưới đáy máng có hợp chất hóa học canxi oxalat, một thành phần phụ trong sản xuất rượu bia. Ngôi đền này được cho là nơi tổ chức lễ hội thời đó, đàn ông và phụ nữ đến dự đều uống rượu bằng máng.
Người cổ đại thường xuyên làm trái cây lên men và rất thích chúng. (Ảnh minh họa).
Theo Dunbar, một thành viên Học viện Anh, từ khi biết tạo ra lửa, người cổ đại thường xuyên tổ chức các buổi tiệc xung quanh nhóm lửa để kể chuyện, nhảy múa, trao đổi thức ăn. Sau đó, rượu bắt đầu trở thành yếu tố quan trọng trong những buổi sinh hoạt cộng đồng của họ.
Người cổ đại thường xuyên làm trái cây lên men và rất thích chúng. Rượu kích thích chất dẫn truyền thần kinh Endorphin, tạo cảm xúc tích cực, tăng cường liên kết xã hội. Người La Mã cổ đại còn tin rằng rượu là một loại thuốc. Họ yêu cầu binh lính uống mỗi ngày một lít.
Ở thế kỷ 17, uống rượu trở thành một nghi thức để thể hiện sự trung thành với nhà nước, nếu không, họ sẽ bị giết chết. Ngày nay, văn hóa này vẫn còn tồn tại như trong các buổi tiệc rượu giao lưu, mọi người sẽ không hoàn toàn tin tưởng người không uống rượu.
Có giả định nói rằng người cổ đại trồng lúa mì để làm bánh mì. Nhưng bánh mì làm ra rất tệ, còn làm rượu lại tuyệt vời. Điều này dẫn đến một lý thuyết vĩ đại về loài người của nhà văn Mark Forsyth: người cổ đại làm nông không chỉ vì thức ăn mà còn để làm rượu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác hại tiêu cực khi uống rượu, nhưng rượu cũng là một đồ uống hữu ích cho các mối quan hệ xã hội nếu uống vừa phải, theo Guardian.