Hai hóa thạch xương rùa hợp nhất sau 160 năm

Các nhà cổ sinh vật học Mỹ mới đây xác định hai mảnh xương gãy được phát hiện cách nhau 160 năm thuộc về phần hóa thạch của một con rùa biển.


Hai nửa xương chân trước của loài rùa biển khổng lồ Atlantochelys mortoni. (Ảnh: UPI)

UPI cho hay, nửa xương chân trước bị gãy của con loài rùa biển khổng lồ được phát hiện bên dưới đụn cát ở Monmouth, thuộc bang New Jersey, Mỹ, vào những năm 1840.

Việc phát hiện hóa thạch giúp các nhà khoa học xác định một loài rùa biển mới có tên khoa học là Atlantochelys mortoni. Phần hóa thạch sau đó được trưng bày tại bảo tàng của Đại học Drexel.

Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch xương gãy khác có liên quan đến một loài rùa biển. Theo kết quả nghiên cứu, hóa thạch này hoàn toàn trùng khớp khi ghép nối với nửa xương được tìm thấy cách đây hơn 160 năm.

"Khi ghép hai nửa xương lại với nhau, chúng tôi cảm thấy rất ngạc nhiên", BBC dẫn lời nhà cổ sinh vật học Ted Daeschler của Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia Drexel cho biết.

Theo nhóm nghiên cứu, hai nửa xương này thuộc về một con rùa biển và chúng bị chôn vùi trong các lớp trầm tích từ Kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 70-75 triệu năm.

Phát hiện này có thể cung cấp một số thông tin quan trọng về đời sống của loài rùa biển từ cách đây hàng triệu năm.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video