Theo UBND xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) từ lúc rạn san hô hòn Đỏ được bảo vệ nghiêm ngặt, san hô ít bị khai thác bừa bãi thì nguồn lợi thủy sản ở bờ biển này cũng tăng cao.
Chỉ riêng năm 2006, cả xã đã khai thác hơn 1 triệu con tôm hùm giống từ rạn san hô được bảo vệ nghiêm ngặt này. Hiện mỗi con tôm hùm giống có giá 150.000 - 200.000 đồng, nguồn lợi mà người dân trong xã thu về từ việc khai thác và bán tôm đã lên đến 150 - 200 tỉ đồng/năm.
Bãi rùa đẻ nằm sát bên rạn san hô (Ảnh: T.T) |
“Mới đầu việc làm của chúng tôi khiến bà con trong vùng phản ứng rất dữ, chúng tôi một mặt phải khuyên răn giải thích, trường hợp cần thiết phải tỏ ra rất cứng rắn” - ông Phạm Quí cho biết.
Cả 6 người tham gia đội tự nguyện đều sống bằng nghề đánh bắt cá. Những ngày không trực, họ ra biển đánh bắt cá. Trong quá trình đánh bắt, nếu phát hiện tàu thuyền neo đậu trên vùng biển cần bảo vệ, họ tìm cách báo vào đất liền để ngăn chặn.
Từ ngày rạn san hô được giữ êm, nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, hải sâm, ốc tù và... đã tìm về khu vực này trú ngụ. Đời sống ngư dân các làng biển quanh khu vực này cũng đỡ vất vả hơn nhờ khai thác con giống ven bờ. Thống kê của xã Vĩnh Hải cho thấy có khoảng 20% sản lượng thủy hải sản đánh bắt được của xã cũng được khai thác từ rạn san hô. Tuy là công việc tự nguyện nhưng vào những ngày trực, nhóm tình nguyện nói trên cũng phải mất cả ngày đi tuần tra. Khi phát hiện điều khác thường, không có phương tiện, họ thậm chí còn dùng ghe đánh cá của mình để đi xem.