Hàng trăm triệu bé gái đã đi đâu?

Lên tiếng về tình trạng nạo phá thai để lựa chọn giới tính ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nước, tác giả Mara Hvistendahl đã có bài viết dài trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này:

Làm thế nào mà hơn 160 triệu phụ nữ biến mất khỏi châu Á? Câu trả lời thật đơn giản: sự lựa chọn giới tính. Sóng siêu âm quét qua, hệ quả là phá thai nếu thai nhi là nữ. Nhưng hơn thế nữa, nhiều lý do cho lỗ hổng bằng một nửa dân số Mỹ không được nhận thức một cách rõ ràng.

Và khi tôi bắt đầu nghiên cứu một quyển sách cho chủ đề, bản thân tôi cũng không nắm được chúng.

Tôi định sẽ tập trung vào "làm thế nào mà người ta vẫn quá coi trọng sự phân biệt giới tính song song với phát triển đất nước". Có khá nhiều lý do bố mẹ muốn có con trai: Con trai ở nhà và chăm sóc bố mẹ khi về già, hoặc họ thực hiện những nghi thức tang lễ và thờ cúng tổ tiên ở một số nền văn hoá. Hoặc con gái là một gánh nặng và hồi môn tốn kém.

Tuy nhiên, điều đó không lý giải tại sao lựa chọn giới tính lại trải dài khắp các nền văn hoá và tôn giáo. Chỉ một lần xuất hiện ở Đông Nam Á, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh gần đây đã lan tới nhiều nơi như Việt Nam, Albania hay Azerbaijan. Vấn đề trải rộng khắp những đất nước này, hơn nữa lại ở vào thời điểm mà phụ nữ đang điều hành nhiều nền kinh tế phát triển.

Thiếu phụ nữ: vấn đề nhức nhối

Ở Ấn Độ, nơi mà phụ nữ giành được quyền chính trị đầu tiên trong khi Mỹ chưa có, vấn đề lựa chọn giới tính đã trở nên nhức nhối đến nỗi theo ước tính đến năm 2020 sẽ có 15-20% đàn ông ở tây bắc nước này thiếu phụ nữ. Tôi chỉ có thể giải thích nạn dịch đó như một hệ luỵ tàn ác của cả tiến bộ khoa học lẫn sự phân biệt đối xử giới tính đang hoành hành. Tôi không nghĩ câu chuyện lựa chọn giới tính sẽ lan tới Mỹ dù chỉ một phần nào đó.

Sau đó tôi nhìn vào nó và khám phá ra rằng những gì tôi nghĩ - đó là những giả thuyết mưu mô của phe tả về mối quan hệ giữa thuyết nam nữ bình đẳng phương Tây và sự điều tiết dân số - quả thực có một cơ cở thật sự nào đó. Và thành ra, các cố vấn và các nhà nghiên cứu phương Tây, cùng với đồng tiền phương Tây, đã góp phần làm suy giảm nghiêm trọng số lượng phụ nữ và bé gái trong thế giới đang phát triển.

Và đến ngày nay, những người bênh vực cho nữ quyền và những nhóm ủng hộ quyền sinh nở vẫn đang lao đao từ hệ quả đó.

Chuyện bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, khi một số nhân tố khiến các nhà nhân khẩu học phương Tây lo ngại về sự gia tăng dân số địa cầu. Nhờ những tiến bộ trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, con người đã sống lâu hơn trước đó. Các đề án của Ban Dân số Liên Hợp Quốc đã chỉ ra cuộc sống trong những năm bùng nổ đó sẽ như thế nào: Gia tăng dân số nhanh chóng sắp xảy ra, đặc biệt trong thế giới phát triển.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Ngân hàng Thế giới và Quỹ Rockefeller nằm trong số các tổ chức rót tiền vào hạn chế tỷ lệ sinh ở khắp nơi còn Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình Quốc tế (IPPF) cùng Hội đồng Dân số đã giúp cho các nỗ lực điều phối đứng vững.

Phá thai tăng vọt

Một trong những rào cản ngăn các cặp đôi tránh thai, theo nghiên cứu, là ở hầu hết các nước, mọi người tiếp tục đẻ đến khi nào có con trai. Như nhà dân số học S.N. Agarwala giải thích tại hội thảo IPPF năm 1963 ở Singapore: "Một số nghi thức tôn giáo, đặc biệt là những nghi thức liên quan đến cái chết của bố mẹ chỉ do con trai thực hiện... Những người sinh toàn con gái thì cố hết sức để có được một quý tử". Ngay cả ở Mỹ, nghiên cứu tổng quát cũng chỉ ra sự ưu ái dành cho con trai.

Thực trạng đó làm dấy lên câu hỏi: Nếu các cặp đôi sinh con trai đầu lòng thì sao? Ở những nơi khác, các nhà khoa học đang nỗ lực hoàn thiện các thử nghiệm xác định giới tính cho phụ nữ mắc các chứng rối loạn về giới tính, chẳng hạn máu khó đông vốn chỉ xảy ra trên cơ thể nam giới. Ca phá thai lựa chọn giới tính đầu tiên được thực hiện năm 1955 bởi một bác sĩ Đan Mạch ở Copenhagen đã thành công trong việc cho phụ nữ mang những bào thai nam. Nhưng kỹ thuật chỉ mới chớm nở và vẫn yêu cầu phá thai khi thai nhi đã lớn. Cùng với đó những người đề xuất điều tiết dân số bắt đầu thảo luận về chấn chỉnh việc lựa chọn giới tính.

Ở Hàn Quốc, đồng tiền phương Tây cho phép sản sinh ra những trạm xá lưu động – những xe cứu thương phục hồi sức khoẻ của quân đội Mỹ do USAID tài trợ và do những công nhân được đào tạo không bài bản và những người tình nguyện điều hành. Vụ sức khoẻ cộng đồng trực thuộc bộ Y tế thuê công nhân đồng áng và trả lương cho họ dựa trên số người họ mang đến để thực hiện triệt sản và đặt vòng. Và một vài người cho rằng trạm xá lưu động Hàn Quốc sau này trở thành điểm phá thai.

Nhà sinh lý học Cho Young youl nhớ lại hồi những năm 1970, khi đó ông vẫn còn là một sinh viên y tế: "Có những nhân viên đi khắp vùng quê đến những thị trấn nhỏ và mang phụ nữ vào trạm xá lưu động. Việc đó cũng đựơc tính vào lương của họ. Họ mang phụ nữ đi bất kể nếu những người đó đang mang thai". Những phụ nữ không mang thai được triệt sản. Một phụ nữ có thai gặp phải số phận tồi tệ hơn, Cho kể: "Nhân viên sẽ bắt cô phá thai và thắt ống dẫn trứng".

Khi tỷ lệ phá thai ở Hàn Quốc tăng khủng khiếp, Sung-bong Hong và Christopher Tietze đã cụ thể hoá sự gia tăng này trong tạp chí hội đồng dân số Nghiên cứu về Kế hoạch hoá gia đình. Đến năm 1977, họ xác định các bác sĩ ở Seoul đang thực hiện 2,75 ca nạo thai cho mỗi lần sinh nở - Tỷ lệ phá thai cao nhất được ghi chép lại trong lịch sử loài người.

Gần đây, nhà xã hội học người Hàn Quốc Heeran Chun nói với tôi: "Tôi không nghĩ sự phá thai chọn giới tính lại trở nên quá phổ biến như vậy".

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video