Chỉ cách hệ mặt trời 13 năm ánh sáng, một sao lùn đỏ đang tăng tốc cách xa Trái đất, kéo theo 1 hành tinh có thể là phiên bản khổng lồ của địa cầu.
Theo Space.com, một trong hai hành tinh quay quanh sao lùn đỏ Kapteyn có kích thước gấp 5 lần địa cầu và số tuổi cao gấp đôi, nằm trong khu vực có thể dung dưỡng sự sống.
Mô phỏng 2 hành tinh đá của sao Kapteyn - (Ảnh: NASA)
Đây là hành tinh gần nhất lọt vào khoảng cách cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng, tiền đề cho sự sống sinh sôi.
Sao lùn đỏ, được đặt tên theo một nhà thiên văn học người Hà Lan đã phát hiện ra nó vào thế kỷ 19, là loại sao thường thấy trong dải ngân hà của chúng ta.
Trong khi nhiệt độ bề mặt mặt trời vào khoảng 5.500 độ C, bề mặt Kapteyn dao động quanh khoảng 3.220 độ C, nhưng nó được hình thành ngay sau khi vũ trụ khai sinh cách đây 13,8 tỉ năm, có nghĩa là sao lùn đỏ này thuộc vào dạng cổ đại.
Kapteyn và những ngôi sao nguyên thủy tương tự nằm ở vòng sáng ngay bên ngoài biên giới trung tâm của dải ngân hà, và hiện đang rời khỏi Trái đất với tốc độ 245km/giây.
Mới đây, 20 nhà thiên văn học thuộc 3 lục địa đã kết hợp dữ liệu thu thập trong 10 năm dài từ 3 kính viễn vọng khổng lồ để tìm được 2 hành tinh đá xoay quanh Kapteyn, lần lượt được đặt tên là Kapteyn b và c, hiện di chuyển trên quỹ đạo 48 và 120 ngày.