Hành tinh khổng lồ đang ném thiên thạch về phía Trái đất

Các kết quả nghiên cứu cho thấy gã khổng lồ khí của Hệ Mặt trời không hẳn là vệ sĩ của trái đất và các hành tinh đá nhỏ khác như suy nghĩ trước đây.

Giáo sư – tiến sĩ Kevin Grazier, nhà vật lý thiên văn danh tiếng đang giảng dạy tại nhiều trường đại học Mỹ như Santa Monica College, Pierce College…, vừa tiết lộ những kết quả nghiên cứu mới đáng kinh ngạc về bản chất của sao Mộc – hành tinh từng được cho là gã vệ sĩ khổng lồ của chúng ta.

Trước đó, lý thuyết cho rằng sao Mộc là một "lá chắn" cho các hành tinh nhỏ bé gần Mặt trời, bao gồm Trái đất, rất phổ biến trong giới thiên văn.


Sao Mộc - (ảnh đồ họa từ NATIONAL GEOGRAPHIC).

Lý thuyết đó dựa trên nhiều bằng chứng mà tàu Juno của NASA đã thu thập được khi tiếp cận sao Mộc: lực hấp dẫn của hành tinh nặng gấp 318 lần Trái đất này đã hút khá nhiều thiên thạch nguy hiểm về phía nó, nhờ đó Trái đất và các hành tinh nằm gần Mặt trời là sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa… được an toàn hơn trước các cuộc tấn công của thiên thạch.

Thế nhưng theo các kết quả phân tích mới nhất của giáo sư Grazier, gã vệ sĩ này có một đời sống 2 mặt. Lực hấp dẫn và khối lượng kinh khủng của Sao Mộc không phải lúc nào cũng hút hết vật thể nguy hiểm về phía mình, mà có khi làm chúng chệch hướng và… bắn mạnh hơn về phía mặt trời, đồng nghĩa với việc các hành tinh nằm giữa nó và mặt trời cũng có nguy cơ "dính đạn".

Vì vậy, một số thứ đáng lẽ vượt qua một cách vô hại lại chuyển hướng thẳng vào các hành tinh đá nhỏ gần mặt trời, bao gồm Trái đất. Những thứ nó ném vào trái đất bao gồm các loại thiên thạch lớn nhỏ và cả sao chổi.

Nghiên cứu do tiến sĩ Grazier dẫn đầu còn có sự hợp tác của Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA và Đại học Southern Queensland (Úc). Cộng sự của ông, nhà thiên văn Jonti Horner từ Đại học Southern Queensland, cho biết không thể phủ nhận rằng nhiều vật thể đáng lẽ nguy hiểm với chúng ta đã bị hành tinh này hút mất. Họ vẫn đang xem xét thêm nhiều chi tiết để xem gã khổng lồ khí này giúp chúng ta nhiều hơn hay phá phách nhiều hơn.

Cập nhật: 14/01/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video