Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Phát hiện siêu Trái đất "đại dương" có thể có sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Theo Sci-News, kính viễn vọng James Webb vừa phát hiện ra 2 thứ cực kỳ quan trọng là carbon dioxide (CO2) và methane (CH4) trong bầu khí quyển của K2-18b, là những "dấu hiệu của sự sống tiềm năng" mà các nhà thiên văn học luôn trông đợi tìm ra ở các ngoại hành tinh.

Đây là lần đầu tiên một hành tinh trong “Vùng Goldilocks” của một ngôi sao được phát hiện có bầu khí quyển có thể hỗ trợ sự sống. “Vùng Goldilocks” là vùng quanh ngôi sao, có nhiệt độ không quá nóng và không quá lạnh để nước tồn tại ở dạng lỏng.

“Đây là hành tinh có thể hỗ trợ sự sống đầu tiên mà có nhiệt độ vừa phải, và giờ đây chúng ta biết là có nước”, Angelo Tsiaras, nhà thiên văn ở Đại học London, nói với Guardian.

Nghiên cứu mới của các nhà thiên văn học ở Đại học Texas, Scarborough, và Đại học Montreal, Canada, được tiến hành dựa trên dữ liệu từ Đài quan sát Nam châu Âu (ESO). Họ cũng lần đầu tiên phát hiện K2-18b có một hành tinh láng giềng là K2-18c. Cả hai hành tinh đều quay quanh sao lùn đỏ K2-18, cách Trái đất 111 năm ánh sáng trong chòm sao Leo.


Ngoại hành tinh K2-18b quay quanh sao chủ cùng với một hành tinh láng giềng. (Ảnh: NASA).

Hành tinh này quay quanh sao mẹ mỗi 22 ngày ở khoảng cách 0,15 AU (tức đơn vị thiên văn, 1 AU bằng với khoảng cách Mặt trời - Trái đất), có một bạn đồng hành là hành tinh lớn gấp 7,5 lần Trái đất mang tên K2-18c, nhưng cái này có thể quá nóng để sống.

Khoảng cách vừa phải với ngôi sao mẹ mát lạnh hơn nhiều so với Mặt trời giúp K2-18b nhận ánh sáng khoảng 1,28 lần so với địa cầu và có nhiệt độ trung bình là âm 2 độ C.

Một "phát hiện vàng" khác là dấu hiệu của dimethyl sulfide (CH₃)₂S, thứ mà ở Trái đất chỉ có thể được tạo ra bởi sự sống.

Trong nghiên cứu mới, nhà thiên văn học Shang-Min Tsai từ Trường Đại học California ở Riverside - Mỹ và các cộng sự cho rằng dấu hiệu về dimethyl sulfide lại có thể là một sai lầm.

Dựa trên các mô hình máy tính giải thích tính chất vật lý và hóa học của dimethyl sulfide, cũng như bầu khí quyển chứa hydro của K2-18b, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng dữ liệu của James Webb khó có thể cho thấy sự hiện diện của loại khí này.


Quang cảnh trên siêu Trái đất đại dương K2-18b - (Ảnh đồ họa: Shang-Min Tsai/UCR)

Tín hiệu của dimethyl sulfide vốn trùng lặp nhiều với methane. Ông Tsai tin rằng các thiết bị hiện tại của kính viễn vọng không thể giúp phân biệt 2 loại khí này.

Tất nhiên, methane cũng là một dấu hiệu sự sống tiềm năng nhưng yếu hơn, và chúng ta vẫn cần có dimethyl sulfide, thứ chỉ có được khi sinh vật đang sống tạo ra.

Vì thế, nghiên cứu mới đem đến một tin buồn trong nỗ lực xác định khả năng sống được của siêu Trái Đất đại dương này.

Dù vậy, chúng ta vẫn có một hy vọng cho năm tới: James Webb sẽ được trang bị một thiết bị quan sát hồng ngoại tối tân hơn, giúp nó "nhìn" rõ hơn các bầu khí quyển ngoại hành tinh, bao gồm việc xác định dimethyl sulfide riêng biệt.

Cập nhật: 06/05/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video