Hành tinh thứ 9 của hệ Mặt trời là... "hàng ăn cắp"?

Một giả thuyết mới được đặt ra về tinh cầu X và nó rất thú vị.

Như đã đưa tin, con người đang ở rất gần với việc tìm ra Planet X - hành tinh bí ẩn nằm ở phần rìa hệ Mặt trời.

Tuy vậy, hiện chúng ta vẫn chưa thể chứng minh 100% vị trí của nó. Chỉ biết rằng, có một hành tinh với khối lượng bằng cả chục lần Trái đất đang lẩn khuất đâu đó ngoài rìa hệ Mặt trời. Nó ở xa đến mức sẽ phải tốn khoảng... 10.000 năm cho một chu kỳ quay.


Hành tinh X.

Thế nhưng, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ giả thuyết có phần gây shock về X. Theo đó, X thực chất là một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời, thuộc về một hệ sao khác, nhưng đã bị Mặt trời của chúng ta cướp lấy.

Theo Alexander Mustill - nhà thiên văn học tại ĐH Lund (Thụy Điển): "Điều này nghe có vẻ nghịch lý, nhưng rõ ràng con người thường tốn rất nhiều thời gian để tìm ra những hành tinh đúng nghĩa nằm ngoài hệ Mặt trời, cách chúng ta hàng trăm, hàng ngàn năm ánh sáng. Trong khi có một hành tinh như vậy ở ngay bên cạnh".

Trước đó, giả thuyết về sự tồn tại của X đã được chính Mike Brown - người đã góp phần "xóa sổ" sao Diêm Vương ra khỏi hệ Mặt trời - đem tới. Brown cho biết, X cách chúng ta khoảng 149 tỉ km - tức gấp 75 lần khoảng cách đến sao Diêm Vương.


Theo giả thuyết mới thì X cách chúng ta khoảng 149 tỉ km - tức gấp 75 lần khoảng cách đến sao Diêm Vương.

Tuy vậy, theo Brown chia sẻ: "Vấn đề ở đây là làm thế nào một hành tinh lại có thể được hình thành ở khu vực đó? Bởi vì phần còn lại của hệ Mặt trời rõ ràng rất sát nhau, trong khi khoảng cách giữa Pluto và X là quá lớn. Hơn nữa, hành tinh này có khối lượng cũng rất lớn - gấp 10 lần Trái đất. Rõ ràng, điều này là không hợp lý".

Vậy là họ đưa ra giả thuyết rằng X thực ra thuộc về một ngôi sao khác, và không rõ vì sao Mặt trời của chúng ta tự nhiên "bớ" được nó vào khoảng 4,5 tỉ năm trước.

Với giả thuyết như vậy, Mustill đã thử chạy một số mô hình giả lập về sự va chạm giữa hệ Mặt trời và một số hệ sao - hành tinh khác. Họ nhận thấy với một hệ sao có hành tinh với quỹ đạo lớn, khả năng bị Mặt trời cướp mất lên tới 50%.


Về cơ bản, tỉ lệ X là hành tinh ngoài hệ Mặt trời chỉ rơi vào khoảng... 0,1% - 2%.

Con số này là quá lớn, lớn đến mức không tưởng. Tuy nhiên theo Shannon Hall - người tham gia nghiên cứu: "Đây là tỉ lệ rất đẹp, nhưng nó lại giảm xuống đối với hành tinh khác. Tức là mô hình này chỉ đúng thứ Mặt trời bắt được là một hành tinh giống hệt như X". Vậy là về cơ bản, tỉ lệ X là hành tinh ngoài hệ Mặt trời chỉ rơi vào khoảng... 0,1% - 2%.

Nghe có vẻ thấp, nhưng Mustill cho rằng tỉ lệ này chưa phải tuyệt đối, và thậm chí nó đã lớn hơn gấp 300 lần so với tỉ lệ tồn tại của X vào ngày đầu đặt ra giả thuyết. Vậy nên, chẳng có gì là không thể xảy ra.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hội thiên văn Hoàng gia.

Cập nhật: 03/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video