Рhát hiện cách sơn bền màu của người Maya

Người Maya cổ đại đã trang trí tường của các cung điện, đền đài, ghi các bản thảo viết tay, vẽ lên gốm sứ và vẽ lên cả thi hài người chết trước khi chôn xuống những chiếc giếng thiêng bằng một loại sơn xanh dương màu rất tươi và cực kỳ bền.

Từ lâu người ta biết rằng màu xanh dương đặc trưng của người Maya cổ đại gồm hai thành phần chính, một chất màu thực vật là chất phẩm màu chàm (gọi là indigo, lấy từ cây chàm indigopher (mà dựa trên công thức hoá học của nó, ngày nay người ta đã tổng hợp bằng cách nhân tạo để nhuộm quần bò) và một chất khoáng có tên là paligorskite, chứa trong một loại đất sét ở địa phương.

Tuy nhiên, người Maya đã làm thế nào để loại sơn này cực kỳ bền theo năm tháng thì vẫn còn là một điều bí ẩn.

Antonio Domenech thuộc Trường Đại học Valencia (Tây Ban Nha) và các đồng nghiệp thông báo phát hiện ra chất dehidroindigo trong các vết sơn. Chất màu bổ sung dường như được hình thành bởi quá trình oxy hóa indigo dưới tác dụng của nhiệt độ trong quá trình nấu sơn.

"Indigo có màu xanh nhưng dehidroindigo lại vàng, do đó, sự hiện diện của hai chất màu theo các tỷ lệ khác nhau có thể thu được sơn có nhiều sắc độ từ xanh đậm đến xanh nhạt” - ông Domenech nói - “Rất có thể là người Maya đã biết cách điều chỉnh nhiệt độ ngọn lửa bằng cách rút bớt hay cho thêm củi vào khi nấu sơn để tạo ra độ bền màu”.

Năm 2008 các nhà nghiên cứu Mỹ đã tuyên bố rằng thành phần bí mật đó chính là nhựa copal, thường dùng như một chất thơm để đốt (tương tự như hương) trong việc cúng tế thần linh, tạo ra bầu không khí tôn nghiêm. Kết luận này dựa trên việc nghiên cứu các dụng cụ đựng nhựa (lò đốt trầm hoặc bát hương) thấy có những dấu vết trang trí bằng sơn.

Dẫu vậy, ông Domenech và các đồng nghiệp của ông tại Trường ĐH Valencia (Tây Ban Nha) không đồng ý với kết luận này. Theo ý kiến ông, dụng cụ cúng tế của họ được tạo ra từ trước khi dùng để đốt trầm.

Hiện nay các nhà khoa học Tây Ban Nha đang nghiên cứu sự tạo ra các liên kết hoá học giữa các chất hữu cơ và vô cơ (chất chàm và đất sét) tạo thành một khối thống nhất. Những liên kết đặc biệt đó giữa hai chất được giả định là chiếc chìa khoá để làm nên độ bền phi thường với thời gian của lớp sơn của người Maya.

Nghiên cứu này được xuất bản trên tạp chí Vật liệu vi xốp (Microporous Materials).

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video