Hậu quả khủng khiếp từ trò ảo thuật đang thịnh hành khắp cư dân mạng

Trò ảo thuật này nhìn thì hay thật đấy nhưng hậu quả để lại là khôn lường.

Bạn thích ảo thuật chứ? Mới đây, một thành viên trên diễn đàn Reddit mới đăng tải một trò ảo thuật nhìn đúng thực là "ảo tung chảo". Bạn có thể thấy nó ngay trong bức hình dưới đây.


Anh chàng trong bức hình cầm một cái thùng rỗng, làm động tác "đổ", và cả trăm cây nến lập tức tắt hẳn.

Trò ảo thuật này vốn được Youtuber Nick Uhas đăng tải từ năm 2017, và nhận được sự quan tâm rất lớn. Nhưng gần đây, diễn đàn Reddit đã giúp nó trở nên thịnh hành một lần nữa.


Bài đăng tải trên diễn đàn Reddit.

Dĩ nhiên, điều gì cũng có nguyên nhân. Theo như lý giải, thì cái thùng anh chàng kia cầm không hề rỗng, mà chứa một loại khí có mật độ cực dày. Nó có tên sulfur hexafluoride (SF6).

Bạn biết khí Heli không? Đó là loại khí rất nhẹ thường được dùng trong bóng bay, nhưng đồng thời còn có một hiệu ứng khác là khiến giọng của bạn vọt lên tông rất cao, "eo éo" giống mấy con chuột chipmunk. SF6 cũng tương tự như vậy, nhưng mang hiệu ứng ngược lại - khiến các sóng âm phát ra trong thanh quản chậm hơn, và làm giọng bạn trầm đục hẳn xuống.


Một trò ảo thuật khác: loại khí này có thể "múc" và đổ như nước

SF6 nặng hơn không khí khoảng 5 lần, bạn có thể dễ dàng chất đầy nó trong cái thùng nhựa kia. Và khi "đổ" thứ khí này ra, nó sẽ không bay lên mà tràn xuống giống như đổ nước vậy. Và vì không có khả năng duy trì sự cháy, nên hàng trăm cây nến kia mới tắt đi.

Nhìn hay đúng không, nhưng chẳng ai ngờ rằng trò ảo thuật này lại có thể gây ra một hậu quả hết sức nghiêm trọng.

SF6 là một loại khí có nhiều hệ lụy

Và đó là hệ lụy rất khủng khiếp dành cho môi trường. Sự thật thì SF6 là một tác nhân gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ cực kỳ khủng khiếp, gây hại gấp 22.800 lần so với CO2. Để dễ tưởng tượng hơn thì 1kg khí SF6 sẽ có tác động tương đương với 22,8 tấn CO2.

Và chưa hết đâu. Khi lọt vào khí quyển, SF6 sẽ không bị biến mất cho đến ít nhất 3.200 năm kế tiếp. Khổ nỗi, khi đã đổ nó ra rồi, bạn cũng chẳng thể nào thu lại được.

SF6 vẫn thường được sử dụng trong ngành công nghiệp điện, nhằm ngăn ngừa nguy cơ hỏa hoạn xảy ra vì chúng ta chưa tìm ra phương án nào thay thế. Nhưng dù đã được xử lý và kiểm soát, vẫn có một lượng không nhỏ loại khí độc hại này lọt ra ngoài môi trường.


SF6 là một tác nhân gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ cực kỳ khủng khiếp.

"Năm 2002, có khoảng 600 tấn SF6 lọt ra ngoài khí quyển. Nó tương đương với lượng khí do hơn 3 triệu ô tô cá nhân sinh ra trong 1 năm, hoặc gần 73.000 tàu hỏa chạy than" - trích trong báo cáo của SF6 Gasworld.

Dung tích chính xác của cái thùng nhựa trong bức hình không được công bố, nhưng ước tính rơi vào khoảng 30l. Nếu như cả chiếc thùng ấy chứa đầy sulphur hexafluoride, thì quy đổi ra sẽ là khoảng 195g SF6, tương đương 4,4 tấn CO2.

Bạn biết con số ấy lớn như thế nào không? Theo thống kê chính thức của EPA (Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ), thì lượng CO2 do một chiếc ô tô thải ra trong 1 năm rơi vào khoảng 4,6 tấn.

Có nghĩa, chỉ là một trò ảo thuật vui vẻ sau 1 phút, bạn đã khiến môi trường chịu tổn hại ngang với việc nhận thêm một chiếc xe nữa. Giờ thì còn muốn làm nữa không?

Cập nhật: 25/07/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video