Hệ hành tinh lạ có 3 "Trái đất hóa sao Kim"

Thợ săn hành tinh tối tân TESS của NASA vừa phát hiện ra một hệ hành tinh lạ lùng, trong đó có một hành tinh được cho là nhỏ nhất trong lịch sử tìm kiếm của TESS.

TESS, chiến binh đang mang nhiệm vụ tìm kiếm các ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ mặt trời) của NASA, đã xác định được thêm 3 hành tinh cùng quay quanh một ngôi sao lùn loại M mang tên L 98-59, nằm cách chúng ta chỉ 35 năm ánh sáng.


Hình ảnh so sánh 3 hành tinh mới phát hiện với sao Hỏa (Mars) và Trái đất (Earth) - (ảnh: NASA)

Tiết lộ trong bài công bố trên Astronomical Journal, nhóm chuyên gia vận hành TESS, đại diện bởi tiến sĩ Veselin Kostov, từ Trung tâm bay không gian Goddard của NASA và Viện SETI cho biết rất tiếc không hành tinh nào trong hệ hành tinh này thuộc "vùng sự sống" của sao mẹ L 98-59, nơi nước đủ điều kiện tồn tại ở thể lỏng.

Tuy nhiên, một đặc điểm quý giá không kém chúng đang chiếm giữ khu vực gọi là "vùng sao Kim" của sao mẹ. Đó là nơi các hành tinh có thể từng sở hữu bầu khí quyển như Trái đất, nhưng trong quá trình tiến hóa của hệ hành tinh, chúng phải trải nghiệm siêu hiệu ứng nhà kính, thứ tước bỏ thô bạo bầu khí quyển của nó và biến nó thành một bản sao của sao Kim – hành tinh nóng nhất hệ mặt trời.

Trong 3 hành tinh, hành tinh L 98-59b ở gần sao mẹ nhất có kích thước lớn khoảng giữa sao Hỏa và Trái đất, một năm chỉ kéo dài 2,25 ngày và nhận được năng lượng từ "mặt trời" của nó gấp 22 lần so với Trái đất. Đây là hành tinh nhỏ nhất trong lịch sử tìm kiếm của TESS.


Mô tả hệ hành tinh mới phát hiện - (ảnh: NASA).

Hai hành tinh còn lại, L 98-59c và L 98-59d, có kích thước lần lượt tương ứng 1,4 và 1,6 lần Trái đất, 1 năm lần lượt dài bằng 3,7 và 7,5 ngày Trái đất.

L 98-59d khổng lồ có thể là một thế giới đá giống sao Kim hoặc một thế giới gồm lõi đá nhỏ và bầu không khí dày đặc như sao Hải Vương.

Phát hiện này còn đặc biệt ở chỗ các hành tinh quá gần sao mẹ như 3 hành tinh nói trên cực kỳ khó nhận biết. Từ khoảng cách xa, ánh sáng từ các ngôi sao thường che lấp các hành tinh ở gần đó, khiến đa số hành tinh được ghi nhận trước giờ là những thiên thể ở xa các sao mẹ nhất.

Trong nghiên cứu mới đây, các nhà thiên văn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, dẫn đầu bởi tiến sĩ Olivier Demangeon từ Đại học Porto (Bồ Đào Nha), đã sử dụng kính viễn vọng Very Large từ Đài thiên văn Nam Âu (ESO) để kiểm tra lại hệ thống, đồng thời sử dụng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm nhằm đánh giá khối lượng của các hành tinh. Qua nghiên cứu tính toán, họ cho biết hai trong số ba hành tinh này rất khô. Tuy nhiên, hành tinh còn lại có thể chứa tới 30% khối lượng nước, đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt.

Hiện tại, các nhà thiên văn đang rất tò mò về bầu khí quyển của những hành tinh này. Mặc dù vậy, các loại kính thiên văn bây giờ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu. Chính vì vậy, họ sẽ phải đợi thế hệ kính thiên văn tiếp theo, ví dụ như Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) ra mắt vào cuối năm nay hoặc Kính viễn vọng cực Lớn (ELT) của ESO, đang được xây dựng ở sa mạc Atacama của Chile và sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2027.

Cập nhật: 18/10/2021 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video