Hé lộ 5 điều đặc biệt về Peter Đại đế - Nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Nga

Những điều đặc biệt về Peter Đại đế

Có 5 lý do để vị Nga hoàng đầu tiên được tôn là Peter Đại đế - hay hoàng đế vĩ đại.

Sa hoàng Peter (1672-1725) là một nhân vật kiệt xuất, ngoại hạng. Từ khi còn là một cậu bé, ông đã là một đứa trẻ năng động. Khi trưởng thành, ông trở thành một người đàn ông có vóc dáng cao lớn, khí chất mạnh mẽ, khiến thần dân quy phục. Peter tháo vát và có sự hóm hỉnh nhưng cũng đặc biệt nóng tính. Là một nhà chỉ huy chiến tranh và lập pháp nổi tiếng, ông cũng uống rượu rất nhiều và sẵn sàng trừng phạt bất kỳ ai trái lệnh.


Peter tháo vát và có sự hóm hỉnh nhưng cũng đặc biệt nóng tính.

Nhưng việc ông được gọi với cái tên Peter Đại đế không phải đến từ tính cách cá nhân. Năm 1721, khi được chỉ định là Nga hoàng đầu tiên, đồng thời phong cho ông danh hiệu “Người vĩ đại”, danh hiệu này đến từ thành tích xuất sắc của ông với tư cách là một chính khách.

Sáng lập giới quý tộc mới của Nga

Cuối thế kỷ 17, nhà nước Nga lâm vào khủng hoảng. Lý do là bởi các chức vụ quan trọng đều được xếp đặt cho những người con của các gia đình quý tộc, bao gồm các vị trí chỉ huy quân sự cấp cao hoặc chính khách dân sự. Rõ ràng, những người đó không phải ai cũng tài năng và có lòng dũng cảm. Peter Đại đế đã chấm dứt kiểu “nối dõi” bất công như vậy theo một cách rất khắc nghiệt.


Peter Đại đế ra quy định đất đai chỉ có thể được sở hữu bởi những người phục vụ cho nhà nước.

Vào năm 1698, Peter Đại đế đã hành quyết rất nhiều lính canh định lật đổ sự cai trị của ông. Với quyết định này, rất nhiều quý tộc cấp cao (những người tham gia âm mưu đảo chính) đã bị loại bỏ tư cách. Năm 1701, Peter Đại đế cũng ra quy định đất đai chỉ có thể được sở hữu bởi những người phục vụ cho nhà nước. Khi kết thúc nhiệm kỳ làm việc, họ sẽ bị lấy lại đất đai và nông nô, trở thành người bình thường.

Cuối cùng, Peter Đại đế thể hiện sự trọng dụng nhân tài bằng việc bổ nhiệm những người trước đây không phải là quý tộc vào giới quý tộc vì có năng lực quân sự thông qua việc phong cho họ trở thành nam tước và bá tước - những danh hiệu mà ông ứng dụng từ châu Âu. Bằng cách đó, Peter Đại đế đã tạo ra giới quý tộc mới của Nga giúp xây dựng nên sự vĩ đại của nước Nga trong thế kỷ 18 và về sau này.

Thành lập St.Petersburg

Hầu hết các gia đình giàu có trước đây đều sinh sống trong và xung quanh khu vực Moscow. Peter Đại đế hiểu rằng ông cần một thành phố mới hơn, lớn hơn, nơi những quý tộc mới mà ông gây gây dựng sẽ dễ hòa nhập, cùng cạnh tranh và tạo ra một xã hội mới. Đồng thời, Nga rất cần tiếp cận biển và các mối quan hệ thương mại mới với châu Âu.

Thành lập St.Petersburg vào năm 1703 trên vùng đất đầm lầy Ingria (dọc theo bờ biển phía Nam của Vịnh Phần Lan) là một ý tưởng giúp ông đạt được tất cả các mục tiêu này cùng một lúc. Đổi lại, Moscow không làm mất tầm quan trọng của nó trong vai trò “cố đô”.

St.Petersburg về sau đã phát triển đúng như mong đợi của người đã khai sinh ra nó, nơi đây trở thành một thành phố mang phong cách châu Âu và được tổ chức theo kiểu châu Âu.

Kết nối với người châu Âu


Peter Đại đế không "cấm" để râu.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, Peter Đại đế không "cấm" để râu. Hầu hết người dân Nga đều là nông nô, họ sống ở nông thôn và bộ râu quai nón của họ vẫn được để như xưa. Nhưng ở các thành phố, Peter Đại đế bắt đàn ông phải trả một khoản phí đáng kể nếu họ muốn để râu (điều này áp dụng cho mọi công dân ngoại trừ giáo sĩ). Ngoài ra, đối với người dân, trang phục truyền thống của Nga bị cấm hoàn toàn.

Peter hiểu rằng để giúp người châu Âu và người Nga kết nối, trước hết người Nga phải trông “châu Âu” hơn - vì vậy các thương gia và sinh viên khoa học Nga không thể nổi bật một cách kỳ lạ ở các thành phố châu Âu. Do đó, Peter Đại đế đã ra lệnh cho tất cả công dân mặc quần áo theo kiểu châu Âu.

Peter Đại đế cũng cho phép người nước ngoài tràn ngập đến Nga. Họ đến để làm nhiều công việc từ đóng tàu, phục vụ trong quân đội, giảng dạy khoa học, tổ chức các xí nghiệp kinh doanh, nhà máy. Đồng thời, Peter Đại đế đã gửi rất nhiều người Nga ra nước ngoài học tập vào năm 1697-1698. Nhưng không chỉ kết bạn với người châu Âu - ông còn thách thức quốc gia châu Âu hùng mạnh nhất thời bấy giờ, Thụy Điển, trong cuộc Đại chiến phương Bắc.

Đưa Nga trở thành siêu cường quân sự


Sau chiến thắng trước Thụy Điển, Nga tuyên bố mình là Đế quốc Nga, và Peter lấy tước hiệu Hoàng đế.

Trong Đại chiến phương Bắc (1700-1721), Thụy Điển là đối thủ của một liên minh bao gồm Nga, Khối thịnh vượng chung Ba Lan, Sachsen và Vương quốc Đan Mạch-Na Uy.

Xung đột xoay quanh quyền kiểm soát Biển Baltic và các bờ biển liền kề. Trong cuộc chiến này, Nga muốn được trả lại các vùng lãnh thổ của mình ở Ingria. Khi Peter Đại đế lên nắm quyền, Nga chỉ có Arkhangelsk trên Biển Trắng là cảng thương mại lớn duy nhất, vì vậy để phát triển thương mại và hải quân, việc tiếp cận Baltic là rất quan trọng.

Đối với Nga, cuộc chiến bắt đầu với một thất bại nặng nề tại Narva vào ngày 19/11/1700. Người Nga buộc phải đầu hàng và mất toàn bộ pháo binh vào tay người Thụy Điển. Trận chiến này cho thấy sự kém hiệu quả của quân đội Nga.

Sau đó, Peter Đại đế đã khởi động những cải cách hoàn chỉnh trong quân đội Nga - các đội hình quân sự mới, vũ khí hiện đại và chiến thuật mới được sử dụng trên chiến trường với sự giúp đỡ của các chỉ huy và kỹ sư châu Âu.

Năm 1704, người Nga cuối cùng đã chiếm được Narva, năm 1709 đè bẹp quân Thụy Điển trong trận Poltava, và năm 1714 đánh bại hạm đội Thụy Điển trong trận Gangut - chiến thắng đầu tiên của Nga trên biển.

Chiến tranh kết thúc vào năm 1718, khi vua Thụy Điển Charles XII bị xử tử. Về mặt hình thức, hòa bình giữa Nga và Thụy Điển được tạo dựng bởi Hiệp ước Nystad (1721), hiệp ước này đã hoàn tất chiến thắng về lãnh thổ của Nga ở khu vực biển Baltic.

Sau chiến thắng trước Thụy Điển, Nga tuyên bố mình là Đế quốc Nga, và Peter lấy tước hiệu Hoàng đế. Với quân đội được cải tổ, đất nước này đã phát triển thành một trong những siêu cường của châu Âu.

Xây dựng luật pháp toàn diện


Dưới sự giám sát của ông, một hệ thống luật và nhà nước mới đã được xây dựng ở Nga.

Ngoài tài năng quân sự và đầu óc chiến thuật, Peter còn là một thiên tài lập pháp. Dưới sự giám sát của ông, một hệ thống luật và nhà nước mới đã được xây dựng ở Nga.

Chính phủ bây giờ được bố trí thành các Collegiums – tiền thân của các Bộ sau này; Thượng viện điều hành đóng vai trò là cơ quan tư pháp cao nhất (sau Nga hoàng). Quyền lực của nhà thờ Chính thống giáo Nga dưới thời Peter Đại đế đã bị khuất phục trước nhà nước.

Peter Đại đế đã tự mình ban hành nhiều ukazes (mệnh lệnh) thường quy định các chi tiết trong cuộc sống hàng ngày của người Nga - không chỉ để râu mà còn cả phong cách ăn mặc và các quy tắc cư xử nơi công cộng.

Peter ra lệnh cho phụ nữ Nga ngừng sơn răng đen bằng bồ hóng, dạy người dân chôn rác ở những nơi chỉ định, ra lệnh sử dụng lưỡi hái thay cho liềm khi thu hoạch, v.v. Peter nhìn vào kết cấu cuộc sống - và sửa sang lại nó theo ý tưởng của mình. Những cải cách của ông trên thực tế đã hình thành nước Nga và phần lớn có hiệu lực cho đến năm 1917.

Cập nhật: 25/09/2020 Theo NĐT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video