Hệ Mặt trời đã có một "hành tinh con" có thể sống được?

Ít nhất một thế giới sự sống mang cấu trúc gần như hành tinh đã ra đời trong buổi sơ khai của Hệ Mặt trời cho đến khi bị sao Mộc - từng sáng gấp 10.000 lần hiện tại tấn công.

Một nhóm các nhà thiên văn học dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Carver Bierson của Đại học Bang Arizona (Mỹ) đã trình bày những phát hiện đặc biệt về bốn "mặt trăng Galileo" của sao Mộc.

Bốn thế giới đặc biệt đó - Io, Europa, Ganymede, Calisto - được coi như những "mặt trăng sự sống" và là mục tiêu của nhiều cơ quan vũ trụ trên thế giới như NASA, ESA trong hành trình đi tìm sinh vật ngoài hành tinh.


Bốn "mặt trăng sự sống" của sao Mộc - (Ảnh: NASA).

Hiện tại, chúng vẫn đang mang nhiều yếu tố tiềm năng cho sự sống. Theo tiến sĩ Bierson và các cộng sự, chúng còn hơn thế khi mới ra đời, thậm chí từng có thể có nước lỏng.

Dựa trên các dữ liệu đã biết về sao Mộc và nhóm mặt trăng khổng lồ này (Ganymede thậm chí còn lớn hơn cả sao Thủy), nhóm tác giả đã lập mô hình tiến hóa của chúng từ buổi sơ khai của Hệ Mặt trời.

Lúc đó, các mặt trăng Galileo, xếp thành hàng xung quanh đường xích đạo của sao Mộc, giống như một hệ hành tinh thu nhỏ, đang chập chững hình thành từ đĩa vật chất quanh sao Mộc sơ khai y hệt như một hệ hành tinh mới đang hình thành.

Cũng như các hệ sao khác tiến hóa, sao Mộc sau đó trưởng thành, bốn mặt trăng chính thức ra đời và chiếc đĩa cũng biến mất. Hành tinh cho đến nay vẫn giàu năng lượng này đã phát sáng rực rỡ, dù chưa bằng một ngôi sao nhưng cũng sáng gấp 10.000 lần so với ngày nay.

Bốn "mặt trăng sự sống" lại nằm quá gần sao Mộc và các điều kiện đó khiến chúng bị chiếu xạ còn mạnh mẽ hơn nhiều những gì chúng nhận được từ Mặt Trời, hoặc ít nhất hai mặt trăng gần nhất là Io và Europa đã phải chịu đựng.

Sao Mộc non trẻ khi đó trở thành "sát thủ", đủ thổi bay các chất dễ bay hơn trên các "hành tinh con" này, làm nước bốc hơi.

Hậu quả là các thiên thể đã được sinh ra như hành tinh phù hợp với sự sống này biến đổi một cách khốc liệt, thành những dạng thiên thể kỳ quặc nhất. Ví dụ, Calisto đầy sẹo với một miệng hố va chạm nặng nề nhất trong Hệ Mặt trời, dường như có kết cấu nửa đá nửa băng, trong khi Io ít băng nhất trong Hệ Mặt trời.


Mặt trăng núi lửa Io có thể từng là một "hành tinh con" được sinh ra để sống? - (Ảnh: NASA).

Io cũng được nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Nó được biết tới như một mặt trăng núi lửa và là nơi duy nhất ngoài Trái đất có hoạt động địa chất đã được khẳng định trong Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, hoạt động địa chất của nó lại quá dữ dội và biến nó thành địa ngục.

Quá khứ có thể không như vậy. Io có thể đã từng có một lượng nước đá đáng kể sau khi hình thành, nhưng bị sao Mộc "tàn sát".

Nếu điều này không xảy ra, Io hoàn toàn có thể là một "đối thủ cạnh tranh" của Trái đất, nhất là khi các nghiên cứu trước đó từng chỉ ra Io đủ gần với sao Mộc để có sự tương tác thủy triều đủ duy trì nhiều phản ứng quan trọng bên trong thiên thể.

Nghiên cứu vừa được trình bày tại Hội nghị khoa học Mặt trăng và hành tinh lần thứ 54 diễn ra tại bang Texas - Mỹ.

Cập nhật: 31/03/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video