Hệ sinh thái chết người trong... chiếc gối

Chiếc gối yêu thích của bạn đang là nơi trú ẩn của cả một ổ vi khuẩn độc hại và những loại nấm có tiềm năng gây nguy hiểm đến tính mạng, một nghiên cứu mới cho biết điều đó.

Trung bình mối chiếc gối chứa hơn 1 triệu bào tử nấm, nghĩa là cứ mỗi gram vật liệu nhỏ bé có chứa vài nghìn bào tử, nhóm nghiên cứu này tìm thấy.

Các nghiên cứu khác đã cho thấy gối và những vật dụng khác trên giường chứa nhiều ve bụi - loài sinh vật tí hon giống như nhện chuyên kiếm ăn từ những mảnh vụn da người.

"Có cả một hệ sinh thái tí hon đang vận hành trong cái gối êm ái của bạn", Ashley Woodcock, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Manchester nói. "Những con ve bụi ăn nấm, và nấm lại sử dụng phân của những con ve bụi này làm nguồn cung cấp nitơ và dưỡng chất, cùng với các mảnh da người khác".

Nấm aspergillus fumigatus

Woodcock và cộng sự đã kiểm tra những cái gối lông và gối nhân tạo có tuổi đời từ 1,5 đến 20 năm. Loại nấm phổ biến được tìm thấy là aspergillus fumigatus, cũng là loài có khả năng gây bệnh lớn nhất. Thực tế, nó là tác nhân truyền nhiễm hàng đầu gây ra cái chết ở những bệnh nhân bạch cầu và cấy ghép thủy sống. Nấm cũng là tác nhân làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Ngoài ra, gối nhân tạo thì chứa nhiều nấm hơn.

Đây không phải là công trình đầu tiên chỉ ra vấn đề này. Nghiên cứu năm 2000 của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ đã kết luận rằng 22 triệu gia đình Mỹ đang ngủ trên những chiếc giường với nồng độ tác nhân gây dị ứng (ve bụi) vượt quá mức được xem là có thể kích hoạt các triệu chứng hen suyễn.

"Các phát hiện này có tầm quan trọng đối với những người mắc các bệnh dị ứng ở phổi hoặc có hệ miễn dịch bị tổn thương, đặc biệt là những người được bệnh viện gửi về nhà", Geoffrey Scott, Chủ tịch tổ chức Fungal Research Trust, tài trợ cho nghiên cứu, nhận định.

Để tránh những ảnh hưởng của chúng, Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ đề nghị các gia đình:

- Phủ những tấm ngăn tác nhân dị ứng trên gối và nệm.
- Giặt vỏ bọc ga gối hằng tuần trong nước nóng.
- Hút bụi thường xuyên cho thảm và lau sạch định kỳ bằng hơi nước.

T. An (theo LiveScience)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video