Hệ thống lọc nước tinh vi 2.000 năm tuổi của người Maya

Hệ thống lọc nước phức tạp do người Maya ở Tikal xây dựng sử dụng khoáng chất tự nhiên ở cách đó hàng kilomet và vẫn hiệu quả cho tới ngày nay.


Thành phố Tikal của người Maya cổ đại. Ảnh: Jimmy Baum/Wikimedia Commons.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Cincinnati (UC) phát hiện bằng chứng về hệ thống lọc nước ở hồ chứa nước Corriental, nguồn nước uống quan trọng đối với nền văn minh Maya cổ đại nằm ở phía bắc Guatemala. Nhóm chuyên gia liên ngành gồm các nhà nhân chủng học, địa lý học và sinh vật học nhận dạng tinh thể thạch anh zeolite từ thành phố Tikal. Họ tìm thấy thạch anh trong cát thô cùng với zeolite, khoáng chất bao gồm silicon và nhôm, tạo ra một chiếc rây tự nhiên ở cấp phân tử. Cả hai khoáng chất này đều được dùng để lọc nước ngày nay.

Hệ thống lọc nước sẽ loại bỏ vi sinh vật có hại, hợp chất giàu nitơ, kim loại nặng như thủy ngân và chất độc khác trong nước, theo Kenneth Barnett Tankersley, phó giáo sư nhân chủng học, trưởng nhóm nghiên cứu. "Điều thú vị ở hệ thống này là nó vẫn hiệu quả cho tới thời nay và người Maya phát hiện ra nó cách đây hơn 2.000 năm", Tankersley nói. Nhóm nghiên cứu công bố phát hiện hôm 22/10 trên tạp chí Scientific Reports.

Người Maya tạo ra hệ thống lọc nước gần 2.000 năm trước khi những hệ thống tương tự được sử dụng ở châu Âu, trở thành một trong những hệ thống xử lý lâu đời nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu ở Trường Nghệ thuật và Khoa học của UC tìm thấy dấu vết của thạch anh và zeolite trên những đỉnh dốc quanh Bajo de Azúcar cách Tikal khoảng 29 km về phía đông bắc. Họ sử dụng phân tích nhiễu xạ tia X để nhận dạng tinh thể thạch anh và zeolite ở trầm tích hồ chứa nước. Tại Tikal, zeolite chỉ có ở hồ chứa nước Corriental.

Đối với người Maya cổ đại, tìm ra cách thu thập và lưu trữ nước sạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tikal và nhiều thành phố Maya khác được xây trên đỉnh núi đá vôi rỗng khiến việc tiếp cận nguồn nước uống trở nên khó khăn vào phần lớn thời gian trong năm, khi xuất hiện hạn hán theo mùa. Giáo sư địa lý Nicholas Dunning ở UC kiêm đồng tác giả nghiên cứu tìm thấy nguồn thạch anh và zeolite cách đây 10 năm trong lúc tiến hành khảo sát thực địa ở Dunning xem xét mẫu vật. Sau đó, nhóm nghiên cứu ở UC suy đoán thạch anh và zeolite có liên quan mật thiết tới khoáng chất tìm thấy ở Tikal.

Christopher Carr, phó giáo sư nghiên cứu ở UC, chuyên gia lập bản đồ hệ thống thông tin địa lý, cũng làm việc trong dự án của trường tại Bajo de Azúcar và Corriental. "Có thể thông qua quan sát thực nghiệm thông minh, người Maya cổ đại nhận thấy vật liệu này gắn liền với nước sạch và nỗ lực mang khoáng chất về. Họ có các bể lắng, nơi nước chảy qua trước khi đổ vào hồ chứa. Nước sau khi xử lý có thể trong hơn và dễ uống hơn", Carr suy đoán.

Theo Lentz, hệ thống lọc nước sẽ bảo vệ người Maya trước vi khuẩn lam có hại và nhiều độc tố khác có thể khiến người uống đổ bệnh. Hệ thống lọc nước phức tạp từng được ghi nhận ở nhiều nền văn minh cổ đại khác từ Hy Lạp tới Ai Cập và Nam Á, nhưng đây là lần đầu tiên một hệ thống như vậy được phát hiện ở Tân Thế giới thời cổ đại.

Cập nhật: 24/10/2020 Theo VnE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video